Luận Văn Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨUššz››​ ​ Trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa nước ta hiện nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò là ngành sản xuất chủ đạo mang lại nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân. Tăng trưởng GDP nước ta năm 2007 là 8,48% đạt mức cao nhất từ trước đến nay (tổng cục thống kê, 2007). Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên đằng sau sự phát triển ấy là nỗi lo về sự phát triển không đồng đều và thực tế cho thấy có sự chênh lệch rất lớn trong mức sống của bộ phận dân cư ở nông thôn và thành thị.
    Trong những năm gần đây, Nhà nước ta đang thực hiện đường lối đổi mới kinh tế theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp- dịch vụ và tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp vào GDP đang giảm dần. Thêm vào đó nền nông nghiệp nước nhà đang trong tình trạng lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Yêu cầu đặt ra là phải có nguồn đầu tư đúng mức thì nền nông nghiệp mới có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Do đó, việc cấp tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp để hỗ trợ cho người sản xuất trực tiếp là điều rất cần thiết để tạo điều kiện cho họ có đủ nguồn lực tài chính mở rộng quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
    Huyện Thanh Bình là một huyện vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, đa phần dân cư làm nghề nông là những hộ nghèo thiếu điều kiện sản xuất. Đây chính là đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ vốn, góp phần xóa đói giảm nghèo; ổn định đời sống kinh tế – xã hội ở địa phương.
    Với những yêu cầu đặt ra cho thị trường tín dụng nông thôn như trên thì đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ huyện Thanh Bình- tỉnh Đồng Tháp” sẽ góp phần cùng địa phương giải quyết thực trạng nói trên.


    CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
    Chiến lược phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập đã đề cập đến khuôn khổ phát triển nông nghiệp và nông thôn của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo đảm tăng trưởng nông nghiệp bền vững, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và ổn định hệ thống chính trị ở khu vực nông thôn. Trong khuôn khổ chiến lược này, quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới được xem như là một điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống ở khu vực nông thôn.
    Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã đóng góp lớn trong việc tạo nguồn thu nhập ngoại tệ, tăng thu nhập trong khu vực nông thôn và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thương mại nông nghiệp, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định rằng phát triển nông thôn ở Việt Nam cần đi theo hướng “phát triển đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng thị trường dựa trên cơ sở tận dụng lợi thế tương đối của mỗi vùng, phù hợp với mỗi bước đi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Cùng với chiến lược phát triển nông nghiệp, Chính phủ cũng đã có các chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện của thời kì hội nhập khi Việt Nam gia nhập APEC, AFTA, WTO như chính sách về giá để giá nông sản tăng theo sát mức giá trên thị trường thế giới và có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước thông qua hạn ngạch và quy định đầu mối
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu bao quát chung của đề tài là xác định các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay từ các nguồn tài chính chính thức của nông hộ tại huyện Thanh Bình- Tỉnh Đồng Tháp năm 2007. Nghiên cứu thực trạng thị trường tín dụng nông thôn ở địa phương. Từ đó làm cơ sở để đưa ra một số giải pháp khả thi giúp cho các tổ chức cho vay đáp ứng được nhu cầu của nông hộ, góp phần tăng thu nhập của nông hộ cũng như phát triển kinh tế địa phương.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng của nông hộ và lượng vốn vay của nông hộ có vay vốn từ các nguồn tài chính chính thức trên địa bàn huyện Thanh Bình trong năm 2007.
    - Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay từ nguồn tài chính chính thức của nông hộ ở huyện Thanh Bình- Đồng Tháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...