Tiểu Luận Phân tích các yếu tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. Lý do chọn đề tài: 3
    II. Mục tiêu nghiên cứu: 4
    III. Câu hỏi nghiên cứu: 4
    IV. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 4
    ***Cơ sở lý thuyết: 4
    1. Các lý thuyết liên quan: 4
    2. Khung khái niệm: 5
    3. Giả thuyết nghiên cứu: 16
    4. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 16
    V. Phương pháp nghiên cứu: 18
    1. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: 18
    2. Nguồn tài liệu nghiên cứu: 18
    3. Các bước phân tích: 18
    VI. Cấu trúc báo cáo dự kiến. 19

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC
    I. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. 3
    I.1 Đặt vấn đề. 4

    IV. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 4
    ***Cơ sở lý thuyết: 4
    1. Các lý thuyết liên quan: 4
    2. Khung khái niệm: 5
    3. Giả thuyết nghiên cứu: 16
    4. Mô hình nghiên cứu đề xuất: 16
    V. Phương pháp nghiên cứu: 18
    1. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu: 18
    2. Nguồn tài liệu nghiên cứu: 18
    3. Các bước phân tích: 18
    VI. Cấu trúc báo cáo dự kiến. 19


    I. Lý do chọn đề tài:
    Đầu tư qua biên giới được coi là một trong những tính năng nổi bật nhất của nền kinh tế toàn cầu .Quá trình toàn cầu hoá đang thúc đẩy mạnh mẽ sự hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Có thể nói, hiện nay hầu như không có quốc gia nào đứng ngoài quá trình hội nhập quốc tế, nếu không muốn tự cô lập mình và rơi vào nguy cơ tụt hậu.Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động chiếm vị trí ngày càng quan trọng đối với cả nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư.
    FDI đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trên thế giới. Tại các quốc gia có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài hợp lý, FDI không chỉ làm tăng cung về vốn đầu tư mà còn có vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ đặc biệt là thúc đẩy quá trình tích tụ vốn con người, một nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Các nền kinh tế đã được công nghiệp hóa và có thể tính đến nguồn lao động rẻ,có trình độ lao động cao .FDI cũng được xem là một chất xúc tác mang lại không chỉ các nguồn vốn ít biến động, mà cả công nghệ và bí quyết quản lý chotái cơ cấu doanh nghiệp.
    Nhận thấy được vai trò cũng như những ảnh hưởng của nguồn vốn này chúng tôi có thể đưa ra một số những đặc điểm sau:


    Thứ nhất: Đối với các nước xuất khẩu vốn đầu tư dòng FDI là một trong những cách làm hiệu quả nhằm xây dựng được thi trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định,giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong .nước theo hướng hiệu quả, phân tán rủi ro do tình hình kinh tế- chính trị bất ổn,đồng thời bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tuy nhiên, một số những tác động tiêu cực mà nhà đầu tư gặp phải ở các nước này là: Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư,hoặc có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ, nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài, gây ra sự tụt hậu của nước chủ vốn đầu tư;hay dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.
    Thứ hai: Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư, nếu là các nước tư bản phát triển thì FDI không những tạo môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và thương mại, giúp cải thiện cán cân thanh toán, tạo công ăn việc làm mới, tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế,mà còn học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế và xã hội trong nước. Còn riêng với các nước chậm phát triển và đang phát triển thì FDI có tác dụng Giúp thu hút lao động, tạo việc làm, giải quyết một phần nạn thất nghiệp, Góp phần cải tạo môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện tiếp nhận khoa học công nghệ, kỹ thuật từ nước ngoài, Giúp đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Nhưng song song với nó có thể dẫn tới tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá, gây hậu quả ôi nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng, Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư;làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội, dịch bệnh; Gây ra sự phân hóa, tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng lớp dân cư với nhau.
    Cũng là một trong những nước nhận được nhiều ưu ái đó, đặc biệt là “sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Việt Nam đã tháo gỡ bớt những rào cản đối với việc áp dụng tri thức, một yếu tố cực kỳ quan trọng giải thích cho những thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế trong vòng hai thập niên vừa qua, cùng với những cơ chế khuyến khích được cải thiện và cạnh tranh gia tăng” (Arkadie và Mallon 2003). Chính quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nên kinh tế thị trường đã thay đổi diện mạo của đất nước với đời sống con người,bên cạnh đó còn phải nhắc đến tác động tích cực của tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam. Một số lợi ích rõ rệt của tự do hóa thương mại bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài được đẩy mạnh, khu vực xuất khẩu hoạt động mạnh, giá cả thấp hơn, chất lượng hành hóa và dịch vụ được cải thiện. Các hiệp định thương mại song phương và các cam kết WTO buộc Việt Nam đưa ra những điều chỉnh quan trọng trong hệ thống thể chế và hành chính của mình. Đồng thời một số nghiên cứu còn chỉ ra tác động tích cực của ASEAN do Dự án Hỗ trợ Thương Mại đa biên thực hiện. Kèm theo đó là nền kinh tế Việt Nam và môi trường toàn cầu những năm gần đây thay đổi với mức độ chóng mặt tạo ra những thách thức mới.
    Về bản chất chính xác của mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, điều kiện tiên quyết cho FDI để thúc đẩy tăng trưởng và việc xác định các cơ chế thông qua đó, tăng trưởng có thể đạt được( G. M. Agiomirgianakis, D. Asteriou K. Papathoma). Cũng chính vì những tác động mạnh mẽ của nguồn lực này, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “ nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc thu hút FDI tại Việt Nam” nhằm cung cấp một cách chính xác hơn và đầy đủ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công và thất bại của các nước chuyển tiếp trong việc thu hút FDI
    ***Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Bài nghiên cứu giúp cho nhóm sinh viên kinh tế hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút nguồn vốn FDI. Từ đó có hướng giải quyết nhằm gia tăng hoặc hạn chế thu hút, phân bổ nguồn vốn này một cách hợp lí.
    II. Mục tiêu nghiên cứu:
    Mục tiêu nghiên cứu của bài nghiên cứu này là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và các tác động của nó đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
    Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2000-2008.
    III. Câu hỏi nghiên cứu:


    Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay tại Việt Nam như thế nào?
    Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc thu hút FDI tại Việt Nam?
    Tác động của các nhân tố đó như thế nào đối với việc thu hút FDI tại Việt Nam?
    Làm thế nào để thu hút FDI?
    Làm sao để thu hút và sử dụng FDI một cách có hiệu quả?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...