Thạc Sĩ Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    MỤC LỤC .iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
    DANH SÁCH BẢNG vii
    DANH SÁCH HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NHỮNG YẾU TỐ
    TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5
    1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG .5
    1.1.1 Khái niệm 5
    1.1.2 Các thước đo lường tăng trưởng kinh tế .5
    1.1.3 Vai trò của tăng trưởng kinh tế 8
    1.1.4 Chất lượng tăng trưởng kinh tế 9
    1.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ . 10
    1.2.1 Các nhân tố thuộc tổng cầu 11
    1.2.2 Các nhân tố thuộc tổng cung . 11
    1.2.3 Khoa học và công nghệ 15
    1.2.4 Thể chế chính trị và quản lý nhà nước . 15
    1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH VẬN DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG
    KINH TẾ . 15
    1.3.1 Mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế . 15
    1.3.2 Mô hình tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế 17
    1.3.3 Mô hình Harrod-Domar . 19
    1.3.4 Hàm sản xuất Cobb-Douglass 20
    1.3.5 Mô hình của J.M.Keynes về tăng trưởng kinh tế 21
    1.3.6 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại . 22
    1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC
    NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 23
    CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VỊ
    THANH 26
    2.1 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ
    VỊ THANH 26
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên . 26
    2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội . 31
    2.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 35
    2.1.4 Tình hình thu hút vốn đầu tư 43
    2.1.5 Văn hóa . 44
    2.1.6 Y tế 45
    2.1.7 Giáo dục - đào tạo 46
    2.1.8 Thể dục - thể thao 48
    2.1.9 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 49
    2.2 THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VỐN VÀ LAO ĐỘNG CỦA
    THÀNH PHỐ VỊ THANH . 50
    2.2.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế Vị Thanh từ năm 2006 đến năm 2010 50
    2.2.2 Thực trạng các yếu tố vốn và lao động tại thành phố Vị Thanh từ năm
    2006 đến năm 2010 56
    2.2.3 Đánh giá chung 62
    CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 64
    3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 64
    3.1.1 Phương pháp thu thập mẫu 64
    3.1.2 Phương pháp phân tích mẫu . 64
    CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ PHÂN TÍCH . 69
    4.1 SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG VÀO TĂNG
    TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ VỊ THANH . 69
    4.1.1 Đóng góp của yếu tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế Vị Thanh từ năm
    2006 - 2010 69
    4.1.2 Đóng góp của yếu tố lao động đối với tăng trưởng kinh tế Vị Thanh . 72
    4.2 PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VỐN VÀ LAO ĐỘNG ĐẾN
    TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH PHỐ VỊ THANH . 75
    4.2.1 Sự tác động của các yếu tố vốn và lao động đối với tăng trưởng kinh tế
    thành phố Vị Thanh 75
    4.2.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân 85
    CHƯƠNG 5 - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THÀNH
    PHỐ VỊ THANH . 89
    5.1 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐỊA
    PHƯƠNG 89
    5.1.1 Các mục tiêu phát triển của Vị Thanh đến năm 2015 cụ thể 90
    5.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế Vị Thanh đến năm 2015 . 91
    5.2 GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    VỊ THANH 92
    5.2.1 Giải pháp về vốn 92
    5.2.2 Giải pháp về lao động 95
    5.2.3 Các giải pháp khác . 97
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100

    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới, tăng
    trưởng kinh tế cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một nước nâng cao khả năng cạnh
    tranh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đông thời có đủ nguồn lực để giải quyết các vấn
    đề phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục và xóa đói giảm nghèo.
    Ở Việt Nam khi bước vào nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khi gia nhập vào
    Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thì việc tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn
    được Đảng Nhà nước đặc biệt quan tâm, thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng ta luôn
    đề cặp đến vấn đề tăng trưởng và phát triển kinh tế, với mục tiêu phấn đấu thực hiện
    dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, mà điều kiện tiên
    quyết để thực hiện mục tiêu này là phải đẩy mạnh tăng trưởng phát triển kinh tế
    nhanh và bền vững, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Từ đó, đòi hỏi
    từng địa phương cần nổ lực hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở địa
    phương mình, nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu chung của đất nước.
    Thành phố Vị Thanh một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Hậu Giang là địa
    phương đã có nhiều nổ lực phát triển kinh tế trong thời gian qua. Từ khi thành phố
    Vị Thanh trở thành thành phố tỉnh lỵ - trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn
    hóa, xã hội của tỉnh Hậu Giang, thành phố Vị Thanh đang bước vào thời kỳ phát
    triển mới, thời kỳ mà Vị Thanh phải phấn đấu để trở thành một địa phương đi đầu
    trong sự nghiệp công hoá, hiện đại hoá để trở thành đô thị loại II, đóng vai trò là
    động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của cả tỉnh và vùng. Trong sự phát triển ấy
    kinh tế đóng vai trò rất quan trọng là nền tảng cho mọi sự phát triển.
    Từ khi trở thành trung tâm tỉnh lỵ, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực
    nhằm đáp ứng với yêu cầu mới, bên cạnh những lợi thế về vị trí và chủ trương của
    Đảng và Nhà nước cùng với sự định hướng phát triển của địa phương, Quyết định
    số 903/QĐ-CT.UB ngày 31/03/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc
    phê duyệt đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vị
    Thanh đến năm 2020, xong việc đánh giá tình hình phát triển của thành phố Vị
    Thanh thời gian qua, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, cũng đã chỉ ra
    một số mặt còn hạn chế, mà đấu tiên là: kinh tế phát triển chưa thật vững chắc, chưa
    xứng với tiềm năng và vị thế của thành phố tỉnh lỵ .Phải nhìn nhận rằng kết quả
    tăng trưởng kinh tế đạt được của thành phố Vị Thanh trong thời gian qua đã có
    những bước tiến đáng kể, xong vẫn còn nhiều điều cần phải được phân tích làm rõ,
    đặc biệt là những yếu tố cấu thành ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
    Vậy các yếu tố nào đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đã được khai thác có
    hiệu quả? Các yếu tố nào cần được khai thác có hiệu quả hơn để thúc đẩy nhanh
    hơn nửa sự tăng trưởng kinh tế? Do đó tăng trưởng kinh tế là một đề tài mà tất cả
    các quốc gia đều quan tâm và cần thiết phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay. Vì
    vậy, đề tài "Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế của thành phố
    Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện để tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu
    tố đến tăng trưởng kinh tế của thành phố Vị Thanh, từ đó đề xuất một số giải pháp
    thích hợp để phát huy các yếu tố có tác động tích cực, khắc phục những hạn chế
    nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của thành phố trong thời gian
    tới.
    Đề tài có thể nghiêng về ngành kinh tế, tuy nhiên trong quá trình học tập cũng
    được nghiên cứu về kinh tế vi mô, vĩ mô. Hơn nữa xét về kinh tế và quản trị kinh
    doanh cũng có sự giao thoa với nhau, vì vậy xét thấy đề tài cũng phù hợp với
    chuyên ngành quản trị kinh doanh.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế thành phố Vị Thanh từ
    năm 2000 đến năm 2010, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
    của địa phương.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của thành phố Vị Thanh.
    Mục tiêu 2: Phân tích sự đóng góp của vốn đầu tư, lao động trong tăng trưởng
    kinh tế thành phố Vị Thanh.
    Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành
    phố Vị Thanh đến năm 2020.
    3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu
    3.1. Các giả thuyết cần kiểm định
    Tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố; trong đó yếu tố về vốn
    đầu tư và lao động là hai yếu tố cơ bản, giữ vai trò quan trọng cần được quan tâm
    xem xét trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.
    3.2 Câu hỏi nghiên cứu
    Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vị Thanh như
    thế nào?
    Tình hình phát triển kinh tế xã hội tại thành phố Vị Thanh như thế nào?
    Thực trạng về tăng trưởng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
    thành phố Vị Thanh thời gian qua như thế nào?
    Các tác động tích cực và tiêu cực của một số yếu tố trong tăng trưởng như thế
    nào, yếu tố nào tác động nhiều nhất?
    Những giải pháp khả thi nào có thể triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện
    của thành phố Vị Thanh nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố
    Vị Thanh đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới?
    4. Phạm vi nghiên cứu
    4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về tăng
    trưởng kinh tế, vốn đầu tư và lao động.
    Phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư và lao động của thành
    phố Vị Thanh thời gian năm 2000 đến năm 2010. Đánh giá tầm quan trọng, mức độ
    đóng góp của các yếu tố trên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của thành phố Vị
    Thanh.
    Đề xuất các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố Vị Thanh đến
    năm 2020.
    4.2. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế như vốn
    đầu tư, cụ thể là tổng vốn đầu tư toàn xã hội (bao gồm cả trong và ngoài nước).
    Lực lượng lao động trong nền kinh tế.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    Thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế như: vốn, lao
    động, công nghệ, chính sách . Tuy nhiên, do một số hạn chế về khách quan như
    thời gian có hạn và yếu tố chủ quan nên đề tài chỉ tập chung nghiên cứu hai yếu tố
    chính là: vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và lực lượng lao động trong nền kinh
    tế trên địa bàn thành phố Vị thanh, tỉnh Hậu Giang. Cụ thể là quy mô và cơ cấu đầu
    tư của nguồn vốn cho toàn xã hội, lực lương lao động đang làm việc trong các nhóm
    ngành thuộc 3 khu vực kinh tế.
    CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ NHỮNG
    YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
    1.1 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
    1.1.1 Khái niệm
    Tăng trưởng kinh tế đã được nhiều tác giá nghiên cứu và có nhiều khái niệm
    khác nhau và được hiểu:
    - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền
    kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm, quý) (Nguyễn Đình Hợi, 2004).
    - Tăng trưởng kinh tế chỉ là sự gia tăng về lượng của những đại lượng chính đặc
    trưng cho một trạng thái kinh tế, trước hết là tổng sản phẩm xã hội, có tính đến mối liên
    quan với dân số (Ngân hàng thế giới, 1991).
    - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng hoặc sự tăng lên về thu nhập bình quân
    đầu người của một nước (E.Wayne Nafziger, 1998)
    Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế nhưng tất cả đều có
    điểm chung khi nói đến tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay sự gia tăng về quy mô
    sản lượng quốc gia được tính bình quân đầu người qua một thời gian nhất định.
    1.1.2 Các thước đo lường tăng trưởng kinh tế
    Có thể sử dụng các thước đo sau để phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng
    của nền kinh tế:
    - Tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross Domestic Product): Là tổng giá trị
    các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong
    lãnh thổ kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ nhất định (thường được tính trong
    một năm) (Nguyễn Đình Hợi, 2004)
    Về nguyên tắc, Tổng sản phẩm trong nước được tính theo 3 phương pháp:
    - Phương pháp sản xuất (còn gọi là phương pháp giá trị gia tăng): Theo
    phương pháp này GDP được xác định bằng cách tổng hợp giá trị gia tăng của mọi
    doanh nghiệp (hoặc ngành) cộng với thuế nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ nước
    ngoài.
    - Phương pháp thu nhập (từ thu nhập tạo ra trong quá trình sản xuất hàng hóa
    chứ không phải là giá trị của bản thân hàng hóa).

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Thị Cành (2004), Tài liệu chuyên khảo các mô hình tăng trưởng và dự
    báo kinh tế - lý thuyết và thực nghiệm, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
    Minh.
    2. Phạm Chung (2002), Kinh tế vĩ mô phân tích, NXB Đại học quốc gia thành
    phố Hồ Chí Minh.
    3. Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Thống kê.
    4. Nguyễn Đình Hợi (2004), Kinh tế phát triển,NXB Tài chính.
    5. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, NXB Thống kê.
    6. Trương Thị Minh Sâm (2001), Tài liệu nghiên cứu về các giải pháp nâng cao
    chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thời kỳ 2001 – 2010.
    7. Mai Văn Nam (2006), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Thống kê.
    8. Mai Văn Nam (2008), Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn hóa
    thông tin.
    9. Phòng thống kê (2010), Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và vốn đầu tư trên địa bàn
    thị xã Vị Thanh giai đoạn 2006 - 2010 dự báo giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân
    dân thành phố Vị Thanh.
    10. Phòng thống kê (2010), Niên giám thống kê thị xã Vị Thanh 2005, 2006,
    2007, 2008, 2009, 2010, Cục thống kê tỉnh Hậu Giang.
    11. Robert C.Guel (2009), Những chủ đề Kinh tế học hiện đại: Kinh tế vi mô,
    Kinh tế vĩ mô, Kinh tế phát triển, NXB tổng hợp Đồng Nai.
    12. Ủy ban nhân dân Vị Thanh (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
    hội thị xã Vị Thanh thời kỳ 2006 - 2020, Thị xã Vị Thanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...