Luận Văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vố

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng” có cấu trúc gồm 6 chương với các nội dung như sau:
    Chương 1: Trình bày các về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các giả thuyết cần kiểm định, phạm vi nghiên cứu và các tài liệu liên quan
    Chương 2: Trình bày phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
    Chương 3: Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, các tổ chức tín dụng chính thức đang hoạt động tại huyện Kế Sách và một số thống kê về tình hình vay vốn cũng như sử dụng vốn vay của nông hộ theo kết quả điều tra.
    Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ thông qua mô hình Probit và Tobit
    Chương 5: Tìm ra một số nguyên nhân tồn tại từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.
    Chương 6: Từ phân tích trên đưa ra kết luận và một số kiến nghị nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ cũng như giúp nông hộ sử dụng vốn vay hiệu quả và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

    MỤC LỤC

    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
    1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định 3
    1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.4.1 Không gian 3
    1.4.2 Thời gian 4
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
    CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8
    2.1.1 Khái niệm, chức năng và phân loại tín dụng nông thôn 8
    2.1.2 Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp 10
    2.1.3 Vai trò của Tín Dụng trong phát triển nông thôn 11
    2.1.4 Các lý thuyết về thị trường tài chính nông thôn 12
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 17
    2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 17
    2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 18
    2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 18
    CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG 21
    3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG 21
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
    3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 23
    3.1.3 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kế Sách 24
    3.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG CHÍNH THỨC Ở ĐBSCL VÀ HUYỆN KẾ SÁCH 24
    3.2.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 25
    3.2.2 Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) 26
    3.2.3 Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn (RSBs) 27
    3.2.4 Quỹ tín dụng nhân dân (PCFs) 27
    3.2.5 Những ngân hàng thương mại khác và những chương trình đặc biệt 28
    3.3. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỘ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH – TỈNH SÓC TRĂNG TRONG NĂM 2007 29
    3.3.1 Tình hình đất đai của nông hộ theo kết quả điều tra 29
    3.3.2 Tình hình chung 30
    3.3.3 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng 33
    3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng 34
    3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất 35
    3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay 36
    3.3.7 Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay 37
    3.3.8 Nguồn thông tin vay 38
    3.3.9 Thời gian chờ đợi trung bình 39
    3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng 39
    3.3.11 Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu 40
    3.3.12 Thu nhập trung bình của nông hộ 41
    3.3.13 Tình hình lực lượng lao động 42
    3.3.14 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng 43
    chương 4 phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách - tỉnh sóc trăng 45
    4.1. giải thích những biến sử dụng trong mô hình (probit) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ 45
    4.2. dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc vay được hay không của nông hộ (probit) 47
    4.3. kết quả xử lý mô hình probit về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở huyện kế sách – tỉnh sóc trăng 47
    4.4. giải thích nhũng biến sử dụng trong mô hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của nông hộ (tobit) 53
    4.5. dấu kỳ vọng của các biến giải thích sử dụng trong mô hình tobit 55
    4.6. các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách – tỉnh sóc trăng: mô hình tobit 56
    4.7. phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách 58
    chương 5 một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách – tỉnh sóc trăng 62
    5.1 tồn tại và nguyên nhân 62
    5.2 các giải pháp nhằm giúp nông hộ nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 63
    5.3 các biện pháp giúp nông hộ gia tăng lượng vốn vay 64
    5.4 các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ 65
    chương 6 kết luận và kiến nghị 67
    6.1. kết luận 67
    6.2. kiến nghị 68
    tài liệu tham khảo 70
    phụ lục 71


    Chương 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
    Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ảnh hưởng hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Điều này được thể hiện bằng những dòng đầu tư tài chính di chuyển mạnh đến các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam nhằm mục đích khai thác nguồn lực tự nhiên cũng như tận dụng được lực lượng lao động với chi phí thấp.
    Việt Nam có khoảng 13 triệu nông hộ (chiếm gần 80% dân số), trong đó hơn một nửa thuộc diện có thu nhập thấp, 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là khó khăn lớn nhất. Việt Nam rõ ràng cần có hệ thống tín dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh tế nhằm nâng cao đời sống ở nông thôn. Qua 15 năm thực hiện chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mang lại nhiều thay đổi ở nông thôn nước ta, các phương thức tập thể hoá nông nghiệp đã được xoá bỏ thay vào đó là các hộ sản xuất gia đình và được xem là những đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp rất được chú trọng với những chính sách khuyến khích đã được áp dụng trong nông thôn, ưa đãi thuế nông nghiệp, các chính sách tín dụng ưu đãi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh đối với các mặt hàng nông sản, từng bước ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp. Chính điều này đã làm tăng giá trị sản xuất, cũng như các hoạt động khác trong nông nghiệp. Do đó, Nhà nước cần cung cấp tín dụng nông thôn với lãi suất thấp là một trong những công cụ góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Theo kết quả khảo sát mức sống năm 2004 tại Việt Nam cho thấy 51% hộ gia đình có vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức.
    Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối sông Hậu tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển, với dân số trên 1 triệu người và gần 85% dân số và lao động sống ở vùng nông thôn sâu mà phần lớn là nghèo, thiếu vốn hoặc không có vốn đầu tư vào sản xuất. Mặt khác, do điều kiện tự nhiên trên 60% diện tích canh tác đều bị nhiễm phèn, mặn nên một năm chỉ sản xuất một vụ lúa, số người thiếu việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ cao, phải đi làm thuê ở các tỉnh khác. Do đó, cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc cung cấp tín dụng để đảm bảo việc sản xuất của nông hộ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu trong việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của các nông hộ như thế nào. Điều này đã đặt ra hướng nghiên cứu cho đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng” với mục đích tìm ra một số giải pháp giúp nông hộ của huyện sử dụng vốn vay hiệu quả hơn và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
    Nhìn chung, vấn đề tín dụng nông thôn đã được nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nội dung của những nghiên cứu trước đây chủ yếu tìm hiểu về các đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn như lãi suất, việc tiếp cận tín dụng ở các nước đang phát triển.
    Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng có một số tác giả trong và ngoài nước cũng đã thực hiện nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chỉ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng nông hộ, về vấn đề thông tin không hoàn hảo .Nhưng chưa có nghiên cứu sâu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ. Vì vậy nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ là hết sức cần thiết.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng trong năm 2007, nhằm góp phần tăng thu nhập của hộ cũng như phát triển kinh tế huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và thực trạng sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng,
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ,
    - Phân tích đóng góp của vốn vay đối với thu nhập của hộ gia đình,
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn vay cũng như góp phần phát triển kinh tế huyện.
    1.3. CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
    1) Nông hộ của huyện Kế Sách sử dụng vốn vay có hiệu quả
    2) Đời sống của nông hộ được cải thiện đáng kể sau khi vay được vốn
    3) Lượng vốn vay là đáp ứng đủ nhu cầu của nông hộ trong huyện
    4) Nông hộ của huyện sử dụng vốn vay đúng mục đích như trong hồ sơ vay vốn của ngân hàng
    1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
    1. Nông hộ của Huyện tiếp cận vốn thông qua các hình thức tín dụng chính thức nào là chủ yếu?
    2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc vay được vốn của nông hộ?
    3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc hộ vay được nhiều hay ít?
    4. Nông hộ của huyện Kế Sách có sử dụng vốn đúng mục đích như trong hồ sơ tín dụng vay vốn hay không?
    5. Việc vay vốn có làm tăng thu nhập cũng như cải thiện được đời sống của hộ không?
    6. Thu nhập của nông hộ sau khi vay vốn có tăng so với trước khi vay được vốn không?
    7. Lượng vốn vay có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ hay không?
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1 Không gian
    Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyên Kế Sách- tỉnh Sóc Trăng năm 2007” được thực hiện trong phạm vi huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng.
    1.4.2 Thời gian
    Đề tài được thực hiện trên dữ liệu sơ cấp được phỏng vấn các hộ nông dân ở huyện Kế Sách- tỉnh Sóc Trăng từ tháng 03 năm 2008 đến tháng 4 năm 2008.
    Đề tài được thực hiện trong thời gian là 3 tháng (từ 01/02/2008 đến 30/04/2008)
    1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài chủ yếu nghiên cứu về cách tiếp cận vốn vay cũng như cách thức sử dụng vốn vay của nông hộ nên đối tượng cần nghiên cứu là các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn và đã vay vốn tín dụng chính thức ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...