Tiểu Luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật.

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Pháp luật là một bộ phận quan trọng trong kiến trúc thượng tầng xã hội, được hình thành trên cơ sở hạ tầng do các quan hệ kinh tế hợp thành. Ra đời, tồn tại, cùng phát triển với nhà nước, do vậy, nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật, đó là kết quả của sự phát triển xã hội do sự tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất. Do đó, sự ra đời và tồn tại của pháp luật là một tất yếu khách quan, cho nên pháp luật là một bộ phận không thể thiếu trong xã hội có giai cấp và tư hữu.
    Pháp luật thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị và được hình thành bằng con đường nhà nước. Mặt khác, pháp luật tồn tại khách quan, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, do vậy nội dung của pháp luật không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân hay tổ chức nào cả. Nội dung của pháp luật phản ánh đời sống kinh tế xã hội, có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng và do cơ sở hạ tầng quyết định. Việc nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật, đảm bảo cho hệ thống pháp luật phản ánh kịp thời đời sống xã hội, không bị lạc hậu, tụt lùi, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
    Nhằm góp phần làm rõ và có cách hiểu sâu sắc toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật, em xin lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật.”
    Do trình độ am hiểu cũng như lượng kiến thức có hạn của bản thân cho nên trong bài làm sẽ còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em kính mong sẽ nhận được những ý kiến phê bình và nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ bộ môn đã ân cần giảng dạy trong các tiết học, cũng như giờ tư vấn để giúp em hoàn thành bài tập này.


    I. Lý luận chung về pháp luật.
    Học thuyết Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật lần đầu tiên trong lịch sử đã giải thích một cách đúng đắn về bản chất của pháp luật, cùng nguồn gốc và là cơ sở để ta khẳng định tính tất yếu, khách quan của nội dung pháp luật. Tồn tại song song, gắn kết và có mối liên hệ mật thiết không thể tách rời
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...