Thạc Sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm mục đích giảm nghèo của đồng

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 9/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Đak Nông là một tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đak Lak, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp nước Campuchia. Trên địa bàn tỉnh có 29 dân tộc cùng sinh sống và người M’Nông là dân tộc thiểu số tại chỗ có số lượng lớn nhất, sinh sống lâu đời nhất ở tỉnh Đak Nông gồm 6.880 hộ với 37.221 khẩu, chiếm 8,64% dân số toàn tỉnh và chiếm 75,4% dân tộc ít người tại chỗ, sinh sống ở các địa bàn trên tất cả các huyện, thị xã của tỉnh. Ở những địa bàn dân tộc M’Nông sinh sống có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất các ngành nghề như trồng lúa nước, cây công nghiệp (cà phê,
    tiêu, cao su). Nhưng nhìn chung hiện nay đời sống của người M’Nông còn rất thấp và quá trình sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế nhất định, nhất là về nguồn vốn sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu này với những kết quả nghiên cứu sau được kỳ vọng sẽ giải quyết phần nào về khả năng tiếp cận của nguồn vốn tín dụng của người dân đồng bào dân tộc M’Nông.
    Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã: xã Quảng Khê thuộc huyện Đak Glong, xã Đak Mâm thuộc huyện Krông Nô, phường Nghĩa Tân thuộc thị xã Gia Nghĩa. Kết quả cụ thể về thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng có thể nêu tóm tắt như sau:
    Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của người dân đồng bào dân tộc M’Nông, cần quan tâm cụ thể đến 5 nhân tố chính gồm: (i) những trở ngại từ phong tục tập quán, (ii) nhân tố hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, (iii) nhân tố kiến thức và sự năng động của người dân, (iv) nhân tố thông tin, thủ tục và điều kiện đi lại và cuối cùng (v) nhân tố về thái độ, năng lực của cán bộ và các điều kiện cho vay của ngân hàng.Trong 5 nhân tố trên, cần đặc biệt quan tâm đến hai nhóm nhân tố gồm nhân tố thông tin, thủ tục, điều kiện đi lại của người dân và nhân tố về phong tục tập quán của người dân. Giải quyết những vấn đề trên, sẽ góp phần tìm ra phương pháp hữu hiệu hỗ trợ người dân tộc M’Nông tỉnh ĐakNông gia tăng thêm khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1 Đặt vấn đề . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    2.1 Mục tiêu tổng thể
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.Phương pháp nghiên cứu khoa học
    4.1 Phương pháp tiếp cận tài liệu
    4.2 Phương pháp tiếp cận đối tượng
    4.3 Phương pháp phân tích
    5. Điểm mới của đề tài .5
    6. Kết cấu của luận văn 6
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM
    1.1 Các mô hình lý thuyết 7
    1.1.1 Lý thuyết về nghèo đói
    1.1.2 Lý thuyết thị trường tín dụng nông thôn
    1.2 Kinh nghiệm về sự thành công của tín dụng người nghèo trên thế giới và thực
    tiễn ở Việt Nam .12
    1.2.1 Trên thế giới
    1.2.2 Ở Việt Nam
    1.3 Mô hình nghiên cứu .14
    1.4 Các bước nghiên cứu .15
    1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ
    1.4.2 Nghiên cứu chính thức
    CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    2.1 Đặc điểm người dân và thực trạng tiếp cận nguồn vốn .20
    2.1.1 Thông tin nhận dạng các hộ dân
    2.1.2 Thông tin tình hình tín dụng của các hộ dân
    2.1.3 Các thông tin kinh tế
    2.1.4 Những trở ngại trong việc tiếp cận vốn tín dụng của các hộ dân
    2.2 Phân tích và kiểm định mô hình lý thuyết, phân tích nhân tố tác động đến khả
    năng tiếp cận nguồn vốn của hộ dân .54
    2.2.1 Giới thiệu mô hình
    2.2.2 Kiểm định mô hình
    2.2.3 Nhận xét từ kết quả mô hình
    2.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của
    người dân
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TD.65
    3.1 Giải pháp trực tiếp .65
    3.2 Giải pháp hỗ trợ .67
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn
    Phụ lục 2: Các thông tin và các kết quả của mô hình
    Phụ lục 3: Danh sách các chuyên gia khảo sát định tính
    Phụ lục 4: Bản đồ hành chính khu vực khảo sát
     
Đang tải...