Luận Văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện giồng riề

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.4.1. Địa bàn nghiên cứu
    1.4.2. Thời gian
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    CHƯƠNG 2
    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1. Một số định nghĩa
    2.1.2. Chức năng và vai trò của tín dụng
    2.1.3. Phân loại tín dụng
    2.1.4. Vốn trong sản xuất nông thôn
    2.1.4.1. Khái niệm và phân loại
    2.1.4.2. Nhu cầu vay vốn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
    2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ
    2.1.6. Mô hình nghiên cứu
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
    CHƯƠNG 3
    THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN GIỒNG RIỀNG – TỈNH KIÊN GIANG
    3.1. VÀI NÉT VỀ HUYỆN GIỒNG RIỀNG – TỈNH KIÊN GIANG
    3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
    3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
    3.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN HUYỆN GIỒNG RIỀNG
    3.2.1. Hệ thống tín dụng chính thức
    3.2.2. Hệ thống tín dụng phi chính thức
    3.2.3. Hệ thống tín dụng bán chính thức
    3.3. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
    CỦA NÔNG HỘ HUYỆN GIỒNG RIỀNG
    3.3.1. Thông tin chung về nông hộ
    3.3.2. Tình hình tham gia tín dụng của nông hộ
    CHƯƠNG 4
    XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG
    4.1. MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA
    4.2. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP
    CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
    4.2.1. Các kiểm định cần thiết
    4.2.2. Kết quả hồi quy
    4.2.3. Phân tích tác động của các yếu tố nghiên cứu trong mô hình hồi quy đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ
    CHƯƠNG 5
    TỈNH KIÊN GIANG
    5.1. NHƯỢC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ
    5.1.1. Trình độ học vấn
    5.1.2. Khoảng cách đến trung tâm huyện

    5.1.3. Mục đích vay vốn
    5.2. GIẢI PHÁP
    5.2.1. Đối với nông hộ
    5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Giồng Riềng
    CHƯƠNG 6
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1. KẾT LUẬN
    6.2. KIẾN NGHỊ
    6.2.1. Kiến nghị Chính phủ và các ban ngành địa phương
    6.2.2. Kiến nghị các tổ chức tín dụng
    6.2.3. Kiến nghị các ngân hàng Chính sách - xã hội
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1. PHỤC LỤC 1: BẢNG PHỎNG VẤN NÔNG HỘ
    2. PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ MÔ HÌNH PROBIT
    2.1. Kết quả mô hình hồi qui đa biến (bội)
    2.2. Probit regression
    2.3. Probit regression, reporting marginal effects
    2.4. Bảng ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ước lượng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ

    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Từ nhiều năm qua, Việt Nam vẫn đứng hàng thứ hai trên Thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm. Nếu xét về những đóng góp và đặc trưng ngành nông nghiệp thì ĐBSCL lại là vùng kinh tế quan trọng nhất tại Việt Nam, nơi đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Nơi đây là trung tâm sản xuất và chế biến lương thực lớn nhất cả nước. Thế nhưng, đời sống của nông dân ở vùng này lại rất thấp so với cả nước. Thu nhập bình quân đầu người cả nước vào năm
    2010 đạt 16.644.000 đồng/người/năm, trong khi khu vực ĐBSCL thu nhập chỉ 14.964.000 đồng/người/năm.1 Hiện nay, khu vực ĐBSCL vẫn là vùng có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp, sản xuất nông nghiệp với quy mô nhỏ, manh mún; chất lượng thấp, cộng nghệ sau thu hoạch yếu kém, hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô chưa có những thương hiệu mạnh. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng còn yếu, chưa được đầu tư đúng mức, trình độ học vấn thấp hơn so với mức trung bình cả nước, chính những điều đó đã gây nhiều trở ngại cho việc phát triển vùng, đời sống nông dân còn nghèo, chưa tạo ra sức bật về kinh tế. Nghèo khó, thiều kiến thức là vấn đề của nông dân ĐBSCL trước thềm hội nhập ngày nay.
    Để có thể vực dậy và phát huy tiềm năng của vùng, các ngành các cấp phải vào cuộc như chương trình “Gặp gỡ bốn nhà” và các chính sách hỗ trợ vốn nhằm hỗ trợ và giúp đỡ nông dân từ sản xuất đến khâu tiêu thụ, đem lại cho nông dân hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhưng các giải pháp trên chưa đem lại hiệu quả thật sự cho nông dân, nông dân chưa tiếp cận được vốn vay, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp còn mang tính cha truyền con nối, chất lượng hạt gạo nông dân làm ra thấp nên giá bán chưa cao và khả năng cạnh tranh thấp, Vì thế, thu nhập của nông dân trong vùng còn thấp và đời sống còn nhiều khó khăn.
    Giồng Riềng là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Kiên Giang. Đất nông nghiệp được một lượng lớn phù sa bồi đấp nên huyện là một trong những địa phương sản xuất lúa lớn của tỉnh, góp phần vào việc giữ vững vị trí là tỉnh dẫn đầu về sản lượng lúa lớn nhất cả nước, nhưng nông dân ở đây chưa giàu và mức sống chưa cao. Năm 2011, sản lượng lúa cả nước đạt 41 triệu tấn2, riêng
    Kiên Giang đóng góp 3,9 triệu tấn3, nhưng giá trị tạo ra thấp. Nên thu nhập của người nông dân thấp, không đủ cho họ trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày, tái đầu tư sản xuất, buộc họ phải tìm đến các nguồn tài trợ bên ngoài, từ các tổ chức tín dụng (TD) chính thức và phi chính thức trong môi trường TD nông thôn này.
    Tín dụng nông thôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, là tiền đề cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn đặt ra cho người dân khi họ phải tiếp cận TD. Thời gian qua, việc cho hộ nông dân vay vốn từ các tổ chức TD tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song còn gặp nhiều khó khăn trở ngại. Trong đó, nông hộ thiếu thông tin về hệ thống TD, dẫn đến khó khăn cho họ trong việc tiếp cận vốn. Bên cạnh đó, cơ chế thủ tục cho vay rườm rà làm cho các nông hộ ngại đến NH nên họ phải tiếp cận với nguồn TD phi chính thức. Những bất cập này đang là rào cản lớn trong quá trình phát triển thị trường TD nông thôn đầy tiềm năng. Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Giồng Riềng nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện sản xuất nhỏ lẻ, còn hạn chế, tích luỹ của người dân không đủ, dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Do đó, nông hộ phải đi vay nặng lãi bên ngoài hoặc bán lúa non để trang trải chi phí sản xuất và đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, việc giải quyết nguồn vốn để đầu tư và tái đầu tư phát triển sản xuất là yêu cầu cấp thiếp.

    Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Giồng Riềng – tỉnh Kiên Giang” là một yêu cầu cần thiết. Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá khả năng tiếp cận TD chính thức của nông hộ. Đồng thời, đề tài đưa ra một số giải pháp cụ thể trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận TD nguồn vốn vay của nông hộ để nông hộ có vốn để sản xuất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...