Luận Văn Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ huyện Vĩn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 12/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Kể từ sau khi gia nhập WTO (11/2006), xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập
    kinh tế quốc tế được nâng cao. Điều này đã mang lại nhiều thách thức cũng như
    cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh việc phát triển kinh tế xã hội. Đứng trước tình hình
    này, Đảng, Nhà nước, toàn dân luôn phấn đấu xây dựng đất nước trở thành một
    nước công nghiệp vào năm 2020. Tuy nhiên, do nền kinh tế nước ta xuất phát
    điểm từ nền nông nghiệp nên công tác phát triển nông nghiệp nông thôn cũng cần
    được đẩy mạnh. Để thực hiện việc này thì trong những năm gần đây Chính phủ
    đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp như
    chính sách thuế xuất nhập khẩu hàng nông sản, chính sách giá cả nông sản, chính
    sách tự do hóa thương mại, . Tuy nhiên, nông hộ vẫn còn gặp không ít khó khăn
    trong quá trình canh tác, một số khó khăn chính có thể kể đến là thiếu nguồn
    giống chất lượng, kỹ thuật còn hạn chế, thị trường đầu ra, và đặc biệt là về nguồn
    vốn. Chúng ta đều biết trong nông nghiệp vốn là yếu tố khởi đầu, mang tính
    quyết định do các nông hộ luôn rất cần vốn để mua máy móc thiết bị, giống, vật
    tư để sản xuất và tái sản xuất, đảm bảo tính thời vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong
    quá trình sản xuất kinh doanh. Ở đây, nguồn vốn mà người dân có thể tiếp cận
    được bao gồm: vốn từ ngân sách, vốn tích lũy từ sản xuất, vốn đầu tư nước ngoài,
    vốn vay tín dụng chính thức hay phi chính thức. Trong đó, vốn tín dụng chính
    thức ngày càng trở nên rất quan trọng đối với các nông hộ do các nguồn vốn khác
    bị hạn chế (vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp
    dẫn, vốn ngân sách không nhiều do phải san sẻ đầu tư cho các lĩnh vực khác, vốn
    tín dụng phi chính thức thường nhỏ lẻ và lãi suất cao). Điều này đòi hỏi cần phải
    phát triển dịch vụ tài chính và hệ thống tín dụng chính thức ở nông thôn vững
    mạnh để cải thiện kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất,
    nâng cao đời sống ở nông thôn. Tuy nhiên, thực tế không phải tất cả các nông hộ
    đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng nguồn tín dụng chính thức này. Lúc này, có
    nhiều câu hỏi đặt ra như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này, khả năng tiếp
    2
    cận tín dụng chính thức của nông hộ chịu tác động bởi các yếu tố nào và hướng
    khắc phục như thế nào là những vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết.
    Huyện Vĩnh Thuận là một trong những huyện trọng điểm về trồng trọt và
    chăn nuôi của tỉnh Kiên Giang. Với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh
    tế của huyện đã đạt được những thành tựu to lớn như giải quyết việc làm, nâng
    cao trình độ học vấn của người dân, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Người dân đã tiếp thu
    những thành tựu khoa học - kỹ thuật vào trong nông nghiệp góp phần giải quyết
    tình trạng thiếu nhân công trong nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, khả năng tiếp
    cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện hiện nay vẫn còn gặp nhiều
    khó khăn. Một số khó khăn đó chính là người dân thiếu vốn sản xuất, tái sản
    xuất, đảm bảo tính thời vụ. Điều này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển
    kinh tế xã hội của huyện. Chính những tác động này nên việc phân tích khả năng
    tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ huyện Vĩnh Thuận là vấn đề cấp
    thiết được đặt ra.
    Nhận thấy được sự cấp thiết này nên tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ huyện Vĩnh Thuận – Kiên Giang” để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm góp phần giúp nông hộ có thể nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức để có nhiều vốn đầu tư sản xuất, ổn định đời sống, đồng thời giúp cho các tổ chức tín dụng mở rộng thị trường cho vay, gia tăng lượng khách hàng và giảm rủi ro tín dụng.

    MỤC LỤC

    Chương 1: GIỚI THIỆU .1
    1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
    1.2.1. Mục tiêu chung .2
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3
    1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
    1.4.1. Không gian nghiên cứu .3
    1.4.2. Thời gian nghiên cứu 3
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .3
    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .4
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
    2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .7
    2.1.1. Khái quát về tín dụng .7
    2.1.2. Khái quát về kinh tế nông hộ 12
    2.1.3. Vai trò của tín dụng nông hộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
    nông thôn .14
    2.1.4. Khái quát về lý thuyết tín dụng nông hộ .17
    2.1.5. Khái quát về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng
    của nông hộ 19
    2.1.6. Khái quát về các mô hình kiểm định .20
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
    2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 22
    Chương 3: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THUẬN - KIÊN GIANG VÀ
    THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TẠI ĐỊA BÀN .24
    3.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN VĨNH THUẬN – KIÊN GIANG 24
    3.1.1. Lịch sử hình thành 24
    3.1.2. Điều kiện tự nhiên 25
    3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .26
    vii
    3.2. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRÊN
    ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH THUẬN – KIÊN GIANG 28
    3.2.1. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam .29
    3.2.2. Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam 30
    3.2.3. Ngân hàng thương mại cổ phần 30
    3.2.4. Các chương trình đặc biệt của Chính phủ .31
    Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG
    TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 32
    4.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 32
    4.1.1. Thông tin về nguồn lực con người 32
    4.1.2. Giá trị tài sản của nông hộ 35
    4.1.3. Thu nhập bình quân của nông hộ 36
    4.1.4. Thực trạng về sản xuất nông nghiệp của nông hộ 37
    4.1.5. Tình hình vay vốn của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu .39
    4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN
    DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 46
    4.2.1. Mô hình xác định các yếu tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng chính
    thức của nông hộ 46
    4.2.2. Kết quả mô hình hồi quy Probit về việc tiếp cận nguồn tín dụng chính
    thức của nông hộ 51
    4.2.3. Phân tích tác động của các yếu tố nghiên cứu trong mô hình hồi quy
    đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ .54
    Chương 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
    NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 57
    5.1. NHƯỢC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG
    TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 57
    5.1.1. Về trình độ học vấn 57
    5.1.2. Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 58
    5.1.3. Về khoảng cách huyện 59
    5.1.4. Về giá trị tổng tài sản 59
    5.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN
    DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ 60
    viii
    5.2.1. Đối với nông hộ 60
    5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận – Kiên
    Giang .61
    Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
    6.1. KẾT LUẬN. .63
    6.2. KIẾN NGHỊ 63
    6.2.1. Đối với Chính phủ .64
    6.2.2. Đối với chính quyền địa phương .64
    6.2.3. Đối với các tổ chức tín dụng .64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .65
    PHỤ LỤC .67
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...