Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong hành chính. Nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Liên hệ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp trong hành chính. Nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa. Liên hệ thực tiễn ?
    Bài làm
    Để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức hành chính hiện nay nhằm tiến đến xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chính quy và hiện đại một vấn đề rất quan trọng cần phải đặt ra là phải xác định rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của cán bộ công chức trong quá trình thực thi công vụ.
    Các yếu tố ảnh hưởng này vừa là những nguyên nhân chủ yếu đem lại thành công và thất bại trong giao tiếp hành chính mà còn là nhân tố có sự tác động mạnh đến viêc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức trong tình hình hiện nay, cụ thể bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
    - Một là, yếu tố con người. Suy cho cùng, yếu tố này có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giao tiếp của công chức, nó có vai trò là trung tâm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của công chức. Một con người được cấu thành từ ba góc độ là tư duy, cảm xúc và hành động , tức là nói đến tâm lý của công chức và sự thể hiện của nó trong quá trình giao tiếp. Với các yếu tố nội tại của tâm lý cán bộ công chức gồm xu hướng, tính khí, tính cách và năng lực, yếu tố con người dường như có tác động trực tiếp và trọng tâm, quyết định đến sự thành công của giao tiếp trong hành chính. Việc cán bộ công chức có tư duy hay không, xác định được mục tiêu giao tiếp hay không, có nhận biết được năng lực của mình hay không, tất cả đều ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của giao tiếp.
    Ví dụ, nếu như năng lực của cán bộ công chức yếu, không xử lý được công việc hành chính, kỹ năng soạn thảo văn bản hạn chế sẽ làm cho việc ra các quyết định quản lý kém chất lượng và đó sẽ là rào cản lớn trong giao tiếp.
    - Thứ hai là yếu tố giáo dục, đào tạo. Nếu yếu tố giáo dục đào tạo tốt, sẽ góp phần rất lớn đến việc tạo nên một cán bộ công chức toàn diện về tư duy, cảm xúc và hành động. Ngược lại, nếu chưa tốt, sẽ tạo ra một con người kém về trí tuệ và sa sút về phẩm chất lẫn năng lực hành động.
    Ví dụ: trên thực tế, việc lựa chọn và tuyển dụng con người vào nền công vụ vẫn còn chưa chú trọng đến yếu tố là con người có được giáo dục toàn diện hay không. Thậm chí ngay cả khi gia nhập nền công vụ rồi, thì việc bồi dưỡng, đào tạo nghề hành chính hàng năm có được quan tâm hay không, đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp trong hành chính. Một sản phẩm tốt, bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao, ngược lại, một sản phẩm kém chất lượng sẽ dẫn đến giao tiếp kém và sẽ gây nhiều hệ quả xấu trong hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt là quá trình giao tiếp.

    - Thứ ba là yếu tố thể chế, tổ chức. Đây là sản phẩm của con người được giáo dục đào tạo. Con người có năng lực sẽ xây dựng được hệ thống tể chế, tổ chức hoàn chỉnh phục vụ chính con người, ngược lại sẽ phản tác dụng của nó.
    Ví dụ: thủ tục hành chính do chính con người đặt ra, nếu con người được đào tạo tốt, bài bản, sẽ có khả năng xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủ tục cũng như thực thi hiệu quả thủ tục, như bằng ngược lại, nó sẽ kềm hãm, cản trở cho hoạt động quản lý.
    -Thứ tư là yếu tố vật chất. Suy cho cùng, đây là thành quả của cơ chế, thể chế và tổ chức. Một thể chế thông thoáng, tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại. Và đồng thời, nếu yếu tố vật chất yếu kém sẽ khiến thể chế, cơ chế đó không thể tồn tại, ảnh hưởng xấu đến hoạt động quản lý. Chính vì vậy, chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển của yếu tố vật chất mới giữ vững được thể chế, cơ chế của nhà nước.
    Ví dụ: đồng lương của công chức Việt Nam hiện nay quá thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống của chính bản thân công chức huống chi là phải nuôi sống gia đình. Chính vì lẽ đó, việc cán bộ công chức hành xử yếu kém trong giao tiếp, gây nhũng nhiễu trong công vụ không còn là điều gì mới lạ. Do đó, phải tác động và cải thiện vấn đề này, đó là chìa khóa trong việc hướng đến hiệu quả quản lý.
    - Thứ năm là yếu tố xã hội. Một xã hội phát triển luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế và trên thực tế nó sẽ liên quan nhiều đến bức tranh xã hội trong đó có con người là một chủ thể quan trọng. Việc tồn tại hay không tồn tại các yếu tố lạc hậu của xã hội hoặc phản ứng xã hội đều có tác động ở nhiều góc độ khác nhau đến giao tiếp trong hành chính.
    Ví dụ: Ý thức vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác nếu còn tồn tại và xuất hiện trong hoạt động quản lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lề lối làm việc cũng như giao tiếp của công chức. Do đó, phải tác động mạnh đến những yếu tố đó, điều này mới làm cho hoạt động giao tiếp có thể phần nào được cải thiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...