Tiến Sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến công tác dạy nghề Việt Nam Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DOCTORAL DISSERTATION ( LUẬN ÁN TIẾN SỸ)
    HANOI-2013

    ANALYSIS OF FACTORS INFLUENCING TO VOCATIONAL EDUCATION TRAINING IN VIETNAM: IMPLICATION FOR IMPROVING ITS QUALITY PERIOD 2013 - 2020
    (Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến công tác dạy nghề Việt Nam Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn 2013 – 2020)
    TABLE OF CONTENTS
    ACKNOWLEDGEMENT iv
    LIST OF ABBREVIATIONS vii
    ABSTRACT . xii
    LIST OF TABLES xiii
    CHAPTER I. INTRODUCTION . 1
    Background of the Study . 1
    Statement of the Problem . 5
    Objectives of the Study 7
    Hypotheses of the Study 8
    Significance of the study 8
    Scope and limitation of the study 9
    Definition of terms . 9

    CHAPTER II. REVIEW OF RELATED LITERATURE AND STUDIE
    S . 12
    Definition of VET 12
    A VET classification 13
    A classification of VET . 13
    Classifying VET benefits . 15
    Figure 1: Types of VET benefits . 15
    Theories of Job Satisfaction . 18
    Herzberg‟s Theory . 18
    Vroom‟s Theory . 19
    Factors affecting to vocational education programs 21
    Attitudes towards Vocational Skill Acquisition 21
    Relevance of Learning Resources in supporting Skill Acquisition . 22
    Courses offered at the Vocational education training Centers . 23
    Staff and Administration Development at Vocational education training Centers 25
    Satisfaction with learning and jobs 27
    Institutional related factors affecting acquisition . 28
    Students related factors affecting skill acquisition 30
    Examination related factors affecting Skill acquisition . 31
    Teachers related factors affecting acquisition of skills 32
    Theoretical framework . 34
    Conceptual Framework 35

    CHAPTER III. METHODOLOGY . 36
    Research Design 36
    Research locale 37
    Population and Sampling . 37
    Research Instrument 37
    Data Gathering Procedure 38
    Statistical treatment 39

    CHAPTER IV. RESULTS AND DISCUSSION . 41
    Profile of respondents 41
    Vocational education training issues . 43
    Individual characteristics . 43
    Qualifications of lecturers at the training facility 45
    Physical facilities at the training facility 46
    Management capacity at the training facility . 48
    Job opportunities 49
    Information on labor market 51
    Support policies on vocational education training . 52
    Hypothesis . 54
    Empirical results 55
    Significant differences between respondents‟ perception when they are grouped according to their profile 58
    Age . 58
    Gender 61
    Marital status 63
    Income 66
    Educational level 69
    Overall 71
    VET system 73
    Figure 2: Relation between General Education and VET in Vietnam . 74
    Challenges of the VET . 75
    Evaluating development of National Occupational Skills Standards and partnership of VET and enterprise in Vietnam . 76
    National Occupational Skills Standards . 76
    Status of NOSS in Vietnam . 77
    Certification System . 79
    SWOT Analysis of Certification Framework 81
    NOSS, Certification system and engagement of industries in VET 83
    Figure 3: Relations among NOSS, Certifications system and VET 85
    Legal system and regulations . 85
    Comparison of Legislation Between Korea and Vietnam . 86
    SWOT Analysis of Legal System and Regulations . 89
    Experiences about industries engagement in VET in major countries in the world 92
    Australia policy‟s framework for industry strongly engagement in VET . 92
    Industry Skills council model 93
    Registered Training Organizations (RTOs) . 95
    Korea‟s Meister High Schools Model for industry engagement in VET . 96
    The Philippines policy‟s framework for industry strongly engagement in VET . 99
    Some development strategies for strengthening vocational education training in Vietnam100
    Improving qualifications of lecturers/instructors and management staff 100
    Physical facilities at vocational education training 101
    Management capacity at vocational education training . 101
    Support and job opportunities 101
    Information on labor market 102
    Support policies on vocational education training . 102
    CHAPTER V. SUMMARY, CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS 103
    Summary 103
    Respondents Profile . 103
    Respondents‟ perception on vocational education training . 103
    Comparison of respondents‟ perception according to related profile 104
    Conclusions 105
    Recommendations 106
    Increasing public – private partnerships in VET in the current framework 106
    Establishment and Operation of the NSTMA and STC . 108
    Establishment of Meister High Schools . 109
    Establish Industry Skills Councils to improve NOSS and engagement of industries in VET 110
    Improvement of NOSS 111
    Building a National Qualification Framework (NQF) . 112
    Identifying Skills Demand for Creating New Certifications and Improving the Existing Certifications . 113
    Amending Current Laws 113
    APPENDECES 119
    Organization Chart of NSTMA in Vietnam 119
    Figure 4: Organization Chart of NSTMA in Vietnam . 119
    Status and Characteristics of NSTMA . 120
    Meister High Schools . 120
    Regulation 125
    Principles, procedures of developing and issuing national skills standards 125
    QUESTIONAIRE 142
    CURRICULUM VITAE 146
    LỜI NÓI ĐẦU
    Chất lượng nguồn nhân lực quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng xuất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Tại Chiết lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia thời kỳ 2010 – 2020 đã xác định giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn là: “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tại Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ đã có quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 là: “Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy nghề là một quá trình, vừa phổ cập nghề cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động”. Bởi vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục dạy nghề giai đoạn 2013 - 2020 là hết sức quan trọng, do đó Luận văn này đã nghiên cứu phân tích các yếu ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề giai đoạn 2013 – 2020, trong đó có xem xét, học hỏi những mô hình hiệu quả, những kinh nghiệm hay của một số nước có hệ thống phát triển dạy nghề tiên tiến. Luận văn có 5 chương, cụ thể như sau:

    GIỚI THIỆU

    Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, công nghệ mới trong hầu hết các ngành công nghiệp thay đổi rất nhanh chóng từng năm, thậm chí không đến một năm, đặc biệt là trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử, cơ điện tử, tự động hóa trong nhà máy sản xuất, . Trong bối cảnh đó, công tác nâng cao kỹ năng nghề cho lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội là hết sức quan trọng. Đây chính là thách thức lớn đối với công tác đào tạo nghề của Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao của các ngành công nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, công tác đào tạo nghề cần phải được tăng cường và nâng cao năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng trong bối cảnh mới, đặc biệt phải có những chính sách, chiến lược, kế hoạch và các chương trình đào tạo phù hợp, hiện đại, khoa học dựa trên nhu cầu thực tế của phía ngành công nghiệp. Theo kinh nghiệm từ quốc tế, để có một hệ thống đào tạo nghề linh hoạt, Vương quốc Anh đã xây dựng Hội Đồng Ngành (SSCs); Úc xây dựng Hội Đồng Kỹ năng nghề (ISCs). Trong hai quốc gia này, mô hình của SSC hoặc ISC giữ vai trò là cầu nối quan trọng giữa các ngành công nghiệp, chương trình đào tạo nghề và chính phủ. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc đã phát triển thử nghiệm và chứng nhận hệ thống liên kết riêng giữa bên đào tạo nghề (VET) và ngành công nghiệp và các bên liên quan để cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao thích ứng với thị trường lao động. Ở Việt Nam, năm 2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành một chính sách mới để phát triển các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (NOSS) tại Quyết định số 09/2008/QD-BLDTBXH ngày 27/3/2008 của Bộ Trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định nguyên tắc, quy trình xây dựng và ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Căn cứ theo Quyết định này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề theo nhu cầu của xã hội và các ngành công nghiệp.

    Đến nay, ưu điểm của các bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (NOSS) đã được xây dựng và ban hành thể hiện như sau: Tổng cục Dậy nghề, cơ quan được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao giúp Bộ quản lý nhà nước việc xây dựng và ban hành NOSS có cơ sở để tiến hành quản lý và tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động; các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình đào tạo; các doanh nghiệp bố trí hợp lý vị trí việc làm và trả lương phù hợp theo năng lực người lao động và người lao động xác định được những thiếu hụt về năng lực để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện; v.v . Tuy nhiên, các Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề chỉ phát huy đúng giá trị của nó như nên trên nếu các thủ tục và quy trình xây dựng, phát triển chúng có sự tham gia mạnh mẽ và thực chất của các ngành công nghiệp. Mặt khác, các ngành công nghiệp phải thực sự tham gia vào quá trình xác định những kỹ năng cần thiết mà họ có nhu cầu trong quá trình sản suất và đồng thời các kỹ năng ngày phải được các cơ sở đào tạo trang bị cho người học đúng kỹ năng và đúng bậc kỹ năng đã được xác định theo nhu cầu của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, sự tham gia của các ngành công nghiệp hiện nay vẫn hạn chế, chưa thực chất do đó cá bộ tiêu chuẩn kỹ năng ghề hiện nay chưa phát huy tốt tác dụng của nó, chưa đáp ứng được theo mục đích xây dựng và ban hành của nó theo yêu cầu của Nhà nước và nhu cầu xã hội về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt trước mắt là việc chưa phát huy được tác dụng trong việc phát triển chương trình, giáo trình đào tạo nghề phù hợp.
    Tháng 5 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt và ban hành hai chiến lược quan trọng: Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược phát triển hệ dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu của cả hai Chiến lược này hướng tới giải pháp phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010 – 2020 “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” phục vụ mục tiêu chung của đất nước “về cơ bản trở thành nước phát triển vào năm 2020”. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Phân tích các yếu tố ảnh hướng đến công tác dạy nghề Việt Nam: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn 2013 - 2020"
    Câu hỏi nghiên cứu
    Để thực hiện nghiên cứu này, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu, phân tích và trả lời các câu hỏi sau: 1. Thông tin cá nhân của người được điều tra về tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hộ tịch và thu nhập là gì?
    2. Nhận thức của người được điều tra về các vấn đề: Đặc điểm cá nhân, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, cơ hội việc làm, thông tin về thị trường lao động, chính sách hỗ trợ?
    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề nghiệp?
    4. Thực trạng đào tạo nghề tại Việt Nam và và kinh nghiệm từ các nước phát triển?
    Mục tiêu của nghiên cứu
    Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng của giáo dục dạy nghề ở Việt Nam và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Cụ thể như sau: 1. Mô tả về đối tượng điều tra a) Tuổi b) Giới tính c) Trình độ học vấn d) Tình trạng hôn nhân e) Thu nhập 2. Phân tích nhận thức của người được điều tra: a, Đặc điểm cá nhân
    b, Chất lượng đào tạo c, Cơ sở vật chất d, Năng lực quản lý đ, Cơ hội làm việc e, Thông tin về thị trường lao động f, Chính sách hỗ trợ
    3. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp.
    4. Để phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề tại Việt Nam
    5. Đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
    Ý nghĩa của đề tài
    Trong năm nay 2013, chính phủ Việt Nam sẽ đệ trình bộ luật mới về đào tạo nghề và lao động với Quốc hội để biểu quyết. Mặt khác, chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020, trong đó có đề cử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và đệ trình phê duyệt dự án "Đổi mới cơ bản và toàn diện công tác đào tạo nghề" hướng đến năm 2020 để xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp. Do đó, luận án sẽ là một kênh thao khảo vô cùng giá trị cho các nhà hoạch định chính sách trong các lĩnh vực giáo dục dạy nghề, phát triển lực lượng lao động có tay nghề, cơ sở dạy nghề, các ngành công nghiệp và các nhà nghiên cứu quan tâm.
    Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
    Mục đích chính của hệ thống đào tạo nghề là cung cấp lực lượng lao động có tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu cho các ngành công nghiệp. Luận án sẽ tập trung nghiên cứu về các bài học kinh nghiệm, chính sách và mô hình đào tạo dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp và nền kinh tế thị trường mới nổi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...