Thạc Sĩ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiền điện của hộ gia đình

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi tam.phung3, 27/10/14.

  1. tam.phung3

    tam.phung3 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Môn học Kinh tế lượng có lẽ đã quá quen thuộc đối với các bạn sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế. Tuy nhiên, nếu chỉ biết đến lý thuyết suông mà không áp dụng vào thực tế thì sẽ không thấy được cái hay, cái hữu dụng của môn học này. Vì vậy khi được giao bài tập khảo sát thực tế từ Giảng viên bộ môn, nhóm chúng tôi đã rất vui vì có cơ hội đem những lý thuyết học trên lớp vào cuộc sống xung quanh mình.

    Nhóm chúng tôi gồm có 10 người thuộc các lớp K48H khoa Tài chính- Ngân hàng của trường Đại học Thương Mại đã tiến hành làm bài tập thảo luận nhóm này dưới sự hướng dẫn của cô Lương Hương Ly, giảng viên khoa Toán (?) , trường Đại học Thương Mại. Bài thảo luận này được thực hiện trong thời gian 2 tuần của tháng 10/2014. Tất cả số liệu trong bài đều là số liệu thu thập được từ những người được khảo sát.
    Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã hiểu hơn về môn học này và cảm thấy nó thật có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng nhóm chúng tôi có lẽ cũng không tránh khỏi những thiếu sót ngoài mong muốn. Chúng tôi chỉ mong khi đọc qua đề tài này bạn sẽ hiểu về nó hay phát hiện ra một điều gì đó thú vị và cảm thấy yêu thích môn học này hơn, cũng như những gì mà nhóm chúng tôi cảm nhận được trong quá trình thực hiện đề tài này.
















    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU.
    MỤC LỤC.

    NỘI DUNG CHÍNH
    I. Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
    1. Giới thiệu.
    2. Đối tượng, phạm vi khảo sát.
    3. Ý nghĩa đề tài.
    4. Quy trình thực hiện, công cụ hỗ trợ.
    5. Các yếu tố khảo sát.
    II. Xây dựng mô hình hồi quy
    1. Mô hình hồi quy.
    2. Ý nghĩa của các biến.
    III. Mô hình hồi quy, kiểm định và sửa chữa mô hình.
    A. Mô hình hồi quy
    1. Mô hình hồi quy gốc.
    2. Mô hình hồi quy sau khi loại bỏ biến thừa.
    B. Kiểm định.
    1. Kiểm định đa cộng tuyến.
    2. Kiểm định phương sai sai số thay đổi.
    3. Kiểm định tự tương quan.
    C. Khắc phục hiện tượng.
    1. Khắc phục Phương sai sai số thay đổi.
    2. Khắc phục tự tương quan.
    IV. Kết luận.

    V. Khó khăn khi thực hiện và hạn chế của mô hình.

    VI. Phụ lục.
    Bảng số liệu khi khảo sát.





    I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
    1. Giới thiệu.
    - Từ thời cổ đại người ta đã biết đến và nghiên cứu các hiện tượng điện, mặc dù lý thuyết về điện mới thực sự phát triển từ thế kỷ 17 và 18. Tuy thế, những ứng dụng của điện trong giai đoạn này vẫn còn ít cho đến cuối thế kỷ 19 với sự bùng nổ của ngành kỹ thuật điện đưa nó vào ứng dụng trong công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật và công nghệ điện chạy bằng hơi nước trước đó cũng như thay đổi xã hội loài người. Tính linh hoạt của điện cho phép con người có thể ứng dụng nó vào vô số lĩnh vực như giao thông, ứng dụng nhiệt, chiếu sáng, viễn thông, và máy tính điện tử. Năng lượng điện ngày nay trở thành xương sống trong mọi công nghệ hiện đại.
    - Điện có tác dụng to lớn và không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ ngày nay thì cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Người ta thường nói : “ Hiện đại thì hại điện”. Các bạn có thấy đúng không? Khi sử dụng các công nghệ hiện đại bằng điện thì thấy rất tiện lợi và nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao nhưng cho đến khi thanh toán tiền điện đã dùng thì thấy rất là tốn kém. Vấn đề chi phí tiền điện hàng tháng cũng là một vấn đề được quan tâm trong các gia đình hiện nay. Chính vì vậy nhóm chúng tôi lựa chọn đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tiền điện hàng tháng trong các hộ gia đình hiện nay” nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này, biết rõ hơn được những yếu tố chính nào có tác động trực tiếp đến chi phí tiền điện hàng tháng của gia đình chúng ta. Từ đó, chúng ta có thể đưa ra những biện pháp để sử dụng điện hiệu quả mà lại tiết kiệm.

    2. Đối tượng, phạm vi khảo sát.
    - Đối tượng: các hộ gia đình.
    - Phạm vi: khu vực phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

    3. Ý nghĩa đề tài.
    - Đề tài này chúng tôi muốn giúp các bạn hiểu hơn về môn học Kinh tế lượng này. Nó không đơn thuần chỉ là lý thuyết trên sách vở, mà nó còn được áp dụng vào trong cuộc sống thực tiễn rất nhiều.
    - Cũng qua đề tài này, nhóm chúng tôi muốn mọi người hiểu được phần nào về các yếu tố có tác động đến chi phí tiền điện của các hộ gia đình ngày nay.


    4. Quy trình thực hiện, công cụ hỗ trợ.


    * Các bước thực hiện.


















    Để tiến hành xây dựng mô hình, Nhóm 10 đã đi thu thập thông tin ở 100 hộ gia đình, được 94 hộ gia đình nhiệt tình cung cấp số liệu điều tra.
    Công cụ chủ yếu trong việc thiết lập và kiểm định mô hình là Phần mềm Eviews 7. Ngoài ra còn có một số công cụ hỗ trợ khác như Microsoft Word, Excel, Paint,

    5. Các yếu tố khảo sát.

















    II. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY.
    1. Mô hình tổng quát.

    Y = β1 + β2.X + β3.Z + β4.T + β5.K + β6.L

    2. Ý nghĩa các biến trong mô hình.
    * Biến phụ thuộc.
    Y – Chi phí tiền điện.
    * Biến giải thích.
    Z : thu nhập gia đình ( đvt: triệu đồng)
    X : số lượng thành viên trong gia đình
    T : diện tích căn hộ ( m2)
    K : số thiết bị tiết kiệm điện
    L : chi phí cho việc sử dụng Gas.

    III. MÔ HÌNH HỒI QUY, KIỂM ĐỊNH VÀ KHẮC PHỤC MÔ HÌNH.
    A. Mô hình hồi quy.

    1. Phương trình hồi quy gốc.

    Estimation Command:
    =========================
    LS Y C X Z T K L

    Estimation Equation:
    =========================
    Y = C(1) + C(2)*X + C(3)*Z + C(4)*T + C(5)*K + C(6)*L

    Substituted Coefficients:
    =========================
    Y = -0.392400348091 + 0.0952949737847*X + 0.0172746098251*Z + 0.00556974148216*T - 0.0683400172318*K + 1.02495317107*L

    2. Các mô hình khi bỏ biến:

    ã Mô hình 1.

    Dependent Variable: Y
    Method: Least Squares
    Date: 10/16/14 Time: 20:12
    Sample: 1 94
    Included observations: 94


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C -0.392400 0.319500 -1.228172 0.2227
    X 0.095295 0.100446 0.948722 0.3454
    Z 0.017275 0.006064 2.848837 0.0055
    T 0.005570 0.003519 1.582811 0.1171
    K -0.068340 0.046753 -1.461739 0.1474
    L 1.024953 0.555993 1.843465 0.0686


    R-squared 0.513580 Mean dependent var 0.884777
    Adjusted R-squared 0.485942 S.D. dependent var 0.933312
    S.E. of regression 0.669164 Akaike info criterion 2.096128
    Sum squared resid 39.40472 Schwarz criterion 2.258466
    Log likelihood -92.51800 Hannan-Quinn criter. 2.161700
    F-statistic 18.58269 Durbin-Watson stat 1.224521
    Prob(F-statistic) 0.000000





    Phân tích ý nghĩa các biến, ta loại bỏ biến X trước tiên ra khỏi mô hình.

    ã Mô hình 2:

    Dependent Variable: Y
    Method: Least Squares
    Date: 10/16/14 Time: 20:13
    Sample: 1 94
    Included observations: 94


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C -0.360446 0.317541 -1.135118 0.2594
    Z 0.017308 0.006060 2.855961 0.0053
    T 0.006516 0.003373 1.932058 0.0565
    K -0.046014 0.040375 -1.139650 0.2575
    L 1.261054 0.496909 2.537799 0.0129


    R-squared 0.508604 Mean dependent var 0.884777
    Adjusted R-squared 0.486519 S.D. dependent var 0.933312
    S.E. of regression 0.668789 Akaike info criterion 2.085027
    Sum squared resid 39.80776 Schwarz criterion 2.220309
    Log likelihood -92.99628 Hannan-Quinn criter. 2.139671
    F-statistic 23.02920 Durbin-Watson stat 1.181272
    Prob(F-statistic) 0.000000




    Phân tích bảng trên, ta tiếp tục bỏ bớt biến K khỏi mô hình.

    ã Mô hình 3.

    Dependent Variable: Y
    Method: Least Squares
    Date: 10/16/14 Time: 20:14
    Sample: 1 94
    Included observations: 94


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C -0.625183 0.216855 -2.882953 0.0049
    Z 0.016776 0.006052 2.771862 0.0068
    T 0.006714 0.003374 1.989916 0.0496
    L 1.142630 0.486728 2.347573 0.0211


    R-squared 0.501433 Mean dependent var 0.884777
    Adjusted R-squared 0.484814 S.D. dependent var 0.933312
    S.E. of regression 0.669898 Akaike info criterion 2.078238
    Sum squared resid 40.38869 Schwarz criterion 2.186464
    Log likelihood -93.67720 Hannan-Quinn criter. 2.121953
    F-statistic 30.17250 Durbin-Watson stat 1.200827
    Prob(F-statistic) 0.000000



    Phân tích bảng trên, ta tiếp tục bỏ biến T.

    ã Mô hình 4:

    Dependent Variable: Y
    Method: Least Squares
    Date: 10/16/14 Time: 20:18
    Sample: 1 94
    Included observations: 94


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C -0.568299 0.218431 -2.601737 0.0108
    Z 0.025918 0.004003 6.474289 0.0000
    L 1.371193 0.480612 2.853017 0.0054


    R-squared 0.479498 Mean dependent var 0.884777
    Adjusted R-squared 0.468058 S.D. dependent var 0.933312
    S.E. of regression 0.680705 Akaike info criterion 2.100019
    Sum squared resid 42.16568 Schwarz criterion 2.181188
    Log likelihood -95.70088 Hannan-Quinn criter. 2.132805
    F-statistic 41.91557 Durbin-Watson stat 1.141618
    Prob(F-statistic) 0.000000




    Phân tích mô hình 4 có thể thấy đây là mô hình thích hợp nhất. Tiếp theo ta sẽ đi phân tích ba hiện tượng: Đa cộng tuyến, PSSSTĐ và TTQ trong mô hình 4.

    B.Kiểm định mô hình.

    1. Phát hiện Đa cộng tuyến:

    Ta có bảng hệ số tương quan giữa biến Y và các biến Z, L như sau:

    Y Z L
    Y 1 0.657982 0.489637
    Z 0.657982 1 0.451556
    L 0.489637 0.451556 1
    Dựa vào bảng trên ta thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

    2. Phát hiện Phương sai sai số thay đổi.
    Ta dùng kiểm định White để phát hiện hiện tượng

    Heteroskedasticity Test: White


    F-statistic 13.25492 Prob. F(9,84) 0.0000
    Obs*R-squared 55.15975 Prob. Chi-Square(9) 0.0000
    Scaled explained SS 372.4132 Prob. Chi-Square(9) 0.0000



    Với kết quả P-value = 0< 0.05. Ta có thể kết luận có hiện tượng Phương sai sai số thay đổi trong mô hình.

    3. Phát hiện Tự tương quan.
    Ta dùng kiểm định BG để phát hiện hiện tượng.


    Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:


    F-statistic 11.33157 Prob. F(1,89) 0.0011
    Obs*R-squared 10.61648 Prob. Chi-Square(1) 0.0011




    Với kết quả P-value = 0.0011 <0.05. Ta có thể kết luận có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.



    C. Khắc phục Phương sai sai số thay đổi và Tự tương quan.

    1. Khắc phục Phương sai sai số thay đổi.
    Ta khắc phục hiện tượng này theo giả thiết 1 ( Phương sao của sai số tỷ lệ với bình phương của biến giải thích )
    - Các bước khắc phục:
    + Bước 1: Hồi quy phương trình Y/Z theo 1/Z và L/Z.
    + Bước 2: Nhân phương trình với Z.
    + Bước 3: Kiểm tra lại.
    - Kết quả:
    + Hồi quy Y/Z theo 1/Z và L/Z và nhân phương trình với Z.

    Dependent Variable: Y/Z
    Method: Least Squares
    Date: 10/18/14 Time: 21:54
    Sample: 1 94
    Included observations: 94


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    1/Z -0.147237 0.085272 -1.726674 0.0876
    C 0.012666 0.002441 5.188412 0.0000
    L/Z 1.200545 0.198376 6.051873 0.0000


    R-squared 0.509302 Mean dependent var 0.031257
    Adjusted R-squared 0.498517 S.D. dependent var 0.018529
    S.E. of regression 0.013122 Akaike info criterion -5.797712
    Sum squared resid 0.015668 Schwarz criterion -5.716543
    Log likelihood 275.4924 Hannan-Quinn criter. -5.764925
    F-statistic 47.22503 Durbin-Watson stat 0.997618
    Prob(F-statistic) 0.000000




    Ta có phương trình hồi quy: Y = -0.147237 + 0.012666.Z + 1.200545.L.

    + Kiểm tra lại: Dùng kiểm định White ta được:

    Heteroskedasticity Test: White


    F-statistic 1.331113 Prob. F(5,88) 0.2585
    Obs*R-squared 6.609468 Prob. Chi-Square(5) 0.2513
    Scaled explained SS 14.30842 Prob. Chi-Square(5) 0.0138



    Test Equation:
    Dependent Variable: RESID^2
    Method: Least Squares
    Date: 10/18/14 Time: 22:08
    Sample: 1 94
    Included observations: 94


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C 0.000366 0.000111 3.282699 0.0015
    1/Z -0.007056 0.004896 -1.441195 0.1531
    (1/Z)^2 0.023417 0.092877 0.252131 0.8015
    (1/Z)*(L/Z) -0.052023 0.389906 -0.133425 0.8942
    L/Z 0.001602 0.013883 0.115390 0.9084
    (L/Z)^2 0.148603 0.494879 0.300281 0.7647


    R-squared 0.070313 Mean dependent var 0.000167
    Adjusted R-squared 0.017490 S.D. dependent var 0.000360
    S.E. of regression 0.000357 Akaike info criterion -12.97585
    Sum squared resid 1.12E-05 Schwarz criterion -12.81351
    Log likelihood 615.8647 Hannan-Quinn criter. -12.91027
    F-statistic 1.331113 Durbin-Watson stat 1.654075
    Prob(F-statistic) 0.258525



    Ta thấy P-value = 0.2513 > 0.05 nên đã khắc phục được phương sai sai số thay đổi.


    2. Khắc phục Tự tương quan.
    Ta ước lượng ρ dựa trên thống kê d- Durbin – Watson.
    - Các bước thực hiện
    Bước 1: Chạy mô hình ban đầu OLS, thu được d từ hệ thống và tính r.
    Bước 2: Ước lượng mô hình với r đã biết
    Bước 3: Kiểm định mô hình
    Bước 4: Kết luận
    Bước 5: Với r đã biết ta thay và tìm được mô hình hồi quy.
    - Kết quả:
    + Từ mô hình ban đầu, ta thu được d = 1.141618 => ρ = 0.429191.
    + Ước lượng mô hình với ρ = 0.429191:

    Dependent Variable: Y-P*Y(-1)
    Method: Least Squares
    Date: 10/18/14 Time: 22:26
    Sample (adjusted): 2 94
    Included observations: 93 after adjustments


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C 0.013632 0.095382 0.142922 0.8867
    Z-P*Z(-1) 0.029136 0.003661 7.959412 0.0000


    S.E. of regression 0.674612 Akaike info criterion 2.071914
    Sum squared resid 41.41427 Schwarz criterion 2.126378
    Log likelihood -94.34400 Hannan-Quinn criter. 2.093905
    Durbin-Watson stat 1.899863




    Kiểm định bằng BG bậc 1:

    Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:


    F-statistic 1.705585 Prob. F(1,90) 0.1949
    Obs*R-squared 1.729660 Prob. Chi-Square(1) 0.1885



    Test Equation:
    Dependent Variable: RESID
    Method: Least Squares
    Date: 10/18/14 Time: 22:29
    Sample: 2 94
    Included observations: 93
    Presample missing value lagged residuals set to zero.


    Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.


    C -0.013302 0.095559 -0.139205 0.8896
    Z-P*Z(-1) 0.000382 0.003658 0.104518 0.9170
    RESID(-1) -0.166489 0.127482 -1.305981 0.1949


    R-squared 0.018598 Mean dependent var -3.49E-16
    Adjusted R-squared -0.003210 S.D. dependent var 0.670936
    S.E. of regression 0.672012 Akaike info criterion 2.074646
    Sum squared resid 40.64403 Schwarz criterion 2.156342
    Log likelihood -93.47102 Hannan-Quinn criter. 2.107633
    F-statistic 0.852793 Durbin-Watson stat 1.697727
    Prob(F-statistic) 0.429638



    Ta thấy P-value = 0.1885 > 0.05 nên biện pháp này đã khắc phục được hiện tượng tự tương quan.

    IV. KẾT LUẬN.
    Ta có mô hình phù hợp nhất sau:
    Y = -0.568298 + 0.025919*Z + 1.371193*L.
    Từ mô hình trên thì ta có thể một số kết luận sau:
    - Kết luận 1: Chi phí tiền điện của hộ gia đình phụ thuộc vào tổng thu nhập của gia đình đó và có mối quan hệ thuận chiều. Điều này có thể giải thích rõ ràng rằng: Khi một gia đình có thu nhập tương đối hoặc cao thì họ có nhu cầu sử dụng điện để phục vụ cho cuộc sống của mình nhiều hơn so với những gia đình có thu nhập thấp. Những gia đình có điều kiện, họ có thể dùng điều hòa, máy giặt, mỗi ngày, còn những gia đình không có điều kiện thì họ chỉ dùng quạt khi trời nóng, quần áo thì có thể 2 hôm giặt một lần.
    - Kết luận 2: Chi phí tiền điện phụ thuộc vào việc gia đình đó có sử dụng Gas trong cuộc sống hàng ngày không. Nếu như gia đình nào chỉ dùng tất cả bằng điện thì chắc chắn rằng gia đình họ sẽ dùng nhiều điện hơn những gia đình có sử dụng Gas đan xen với dùng điện.
    - Kết luận 3: Chi phí tiền điện không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố diện tích căn hộ, số thành viên trong gia đình và số thiết bị tiết kiệm điện trong gia đình.



    V. KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN VÀ HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH.

    - Như chúng ta đã biết, vấn đề thu nhập của gia đình là một vấn đề nhạy cảm, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ cho người khác biết về thu nhập của mình. Trong khi, những người đi điều tra số liệu cũng chỉ là những sinh viên, người được điều tra không nhất thiết phải cung cấp và cung cấp chính xác thu nhập của họ. Vì vậy việc đi thu thập số liệu là rất khó và số liệu thu thập được chỉ mang tính tương đối, không chính xác 100%.
    - Bên cạnh những người cung cấp số liệu cho nhóm chúng tôi thì có những gia đình từ chối khảo sát.
    - Một khu dân cư có rất là đông các hộ gia đình. Nhóm chúng tôi chỉ thực hiện điều tra 100 hộ gia đình, thu được 94 bộ số liệu hợp lệ. Vì vậy, do quy mô điều tra không đủ lớn, kết quả thu được chỉ phản ánh được phần nào của thực trạng.
    - Thời gian học tập và nghiên cứu môn Kinh tế lượng chưa nhiều, hiểu biết về môn học này của các thành viên trong nhóm còn nhiều hạn chế. Vì thế, dẫn đến những sai sót trong khâu chọn đề tài, chọn biến, Làm cho mô hình còn thiếu biến.

    VI. PHỤ LỤC.

    BẢNG SỐ LIỆU ĐIỀU TRA:

    STT Y X Z T K L
    1 1 3 40 70 8 0.37
    2 2 5 60 120 6 0.3
    3 2 4 50 100 5 0.28
    4 1.2 4 35 75 7 0.43
    5 1.5 3 30 60 7 0.47
    6 2 4 55 110 9 0.58
    7 2.5 6 60 120 9 0.74
    8 1.1 5 45 96 10 0.74
    9 1.2 4 30 84 5 0.48
    10 0.8 4 26 50 8 0.37
    11 0.4 2 18 35 4 0.26
    12 0.3 3 24 42 7 0.32
    13 0.35 3 20 30 5 0.37
    14 1 5 50 60 7 0.58
    15 0.2 1 9 25 3 0.21
    16 0.4 2 16 30 4 0.37
    17 0.7 4 40 70 6 0.42
    18 0.7 4 35 50 10 0.45
    19 0.43 3 20 40 8 0.37
    20 0.45 4 42 78 5 0.53
    21 0.76 5 60 95 10 0.64
    22 0.41 3 48 62 7 0.46
    23 0.89 6 70 120 8 0.75
    24 0.49 3 23 88 6 0.37
    25 1.7 5 80 150 5 0.56
    26 0.38 2 20 40 5 0.37
    27 0.74 4 39 90 7 0.74
    28 1.1 5 90 200 9 0.78
    29 0.31 3 41 73 4 0.39
    30 0.44 4 40 70 8 0.49
    31 0.88 4 65 115 6 0.57
    32 0.92 5 25 50 7 0.76
    33 0.28 2 20 46 5 0.34
    34 0.53 3 17 39 5 0.37
    35 0.86 4 21 49 4 0.51
    36 1.15 4 30 90 6 0.6
    37 0.62 3 17.5 45 5 0.5
    38 0.98 4 40 70 5 0.53
    39 0.473 3 15 40 6 0.48
    40 0.71 5 19 45 8 0.62
    41 1.22 5 35 120 11 0.7
    42 0.48 3 15 30 8 0.32
    43 0.52 3 16.5 42 7 0.34
    44 0.64 4 18 50 6 0.44
    45 0.56 3 13 40 7 0.37
    46 0.76 4 17 46 7 0.55
    47 0.33 2 11 35 6 0.39
    48 0.61 4 16 50 6 0.58
    49 0.83 4 20 60 6 0.66
    50 0.72 5 22 56 8 0.74
    51 1.5 5 28 70 7 0.78
    52 0.86 5 19 60 9 0.7
    53 1.08 4 70 100 10 0.48
    54 0.69 3 26 82 5 0.42
    55 1.34 6 19.5 60 9 0.74
    56 0.3 2 11.5 18 4 0.32
    57 0.4 3 20 20 7 0.42
    58 0.42 3 17.8 22 6 0.4
    59 0.28 2 15 15 5 0.34
    60 0.46 4 25.5 30 8 0.46
    61 0.6 4 9 40 7 0.47
    62 0.7 3 10 45 5 0.45
    63 0.9 6 11 70 9 0.65
    64 0.75 5 50 48 8 0.53
    65 0.55 4 28 55 10 0.48
    66 0.5 4 20 40 7 0.46
    67 0.3 2 10 60 6 0.35
    68 0.4 4 28 40 11 0.32
    69 0.65 6 6.5 75 7 0.47
    70 0.4 3 4 45 8 0.38
    71 0.7 5 18.5 150 7 0.59
    72 0.45 4 12 25 9 0.53
    73 1.1 5 60 72 8 0.7
    74 0.5 3 15 40 6 0.37
    75 0.42 3 10 35 7 0.4
    76 0.3 4 30 78 6 0.15
    77 0.72 5 37 89 8 0.21
    78 0.55 4 25 100 7 0.17
    79 0.42 3 20 52 9 0.13
    80 0.7 4 50 90 7 0.58
    81 0.47 4 19.5 50 8 0.56
    82 0.365 4 25 58 9 0.57
    83 0.389 3 18 48 7.5 0.6
    84 0.367 3 21 45 10 0.4
    85 0.57 2 16 42 7 0.2
    86 0.4 4 19 50 8 0.45
    87 0.515 4 20 45 10 0.34
    88 0.43 5 22 52 9 0.23
    89 1.5 3 25 60 5 0.6
    90 2 4 60 110 6 0.4
    91 6 6 80 120 9 0.7
    92 2.5 6 50 96 9 0.6
    93 0.7 4 30 84 8 0.5
    94 6.5 5 100 220 5 1

    Trong đó:
    Y: Chi phí tiền điện 1 tháng ( trđ)
    X : Số thành viên trong gia đình.
    Z : Thu nhập (trđ)
    T : Diện tích căn hộ (m2)
    K : Số thiết bị tiết kiệm điện.
    L : Chi phí cho việc sử dụng gas.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...