Tiểu Luận Phân tích các xu thế phát triển giáo dục đai học trên thế giới và liên hệ thực tiến với giáo dục ở V

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Phân tích các xu thế phát triển giáo dục đai học trên thế giới và liên hệ thực tiến với giáo dục ở Việt Nam.

    Bài làm
    Giáo dục ngày càng có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển nền sản xuất vật chất của xã hội. Trong thời đại chuyển dịch mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kiểu cũ dựa vào bóc lột sức lao động và tàn phá môi trường tự nhiên là chính sang cuộc cách mạng khoa học kiểu mới hướng tới nâng cao năng suất lao động, bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống con người, hàm lượng khoa học kết tinh trong các sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hoá và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công nghệ mới. Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hoá sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. “Kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” đang dần dần hình thành trên cơ sở phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia với mức độ khác nhau, tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị của hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển khoa học – công nghệ. Tài năng và trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát mà phải trải qua một quá trình chuẩn bị và đào tạo công phu, bền bỉ, có hệ thống. Vì vậy, giáo dục - đào tạo hiện nay được đánh giá không phải là yếu tố phi sản xuất, tách rời sản xuất mà là yếu tố bên trong, yếu tố cấu thành của nền sản xuất xã hội. Không thể phát triển được lực lượng sản xuất nếu không đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ, đầu tư vào nhân tố con người, nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất. Không thể xây dựng được quan hệ sản xuất lành mạnh nếu không nâng cao giác ngộ lý tưởng chính trị, nâng cao trình độ học vấn, trình độ tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội cho đội ngũ lao động và quản lý lao động. Vì vậy, đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học – công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tộc.
    Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hoá nguồn nhân lực.
    Giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, mà còn là cơ sở để xây dựng nền văn hoá tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa. Giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ có tác dụng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống, đạo đức và nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước không phải chỉ là quá trình đổi mới về khoa học công nghệ, hiện đại hoá, thị trường hoá nền sản xuất xã hội mà còn là quá trình chuyển đổi về tâm lý, phong tục tập quán, lối sống thích ứng với nhịp độ và tốc độ của xã hội công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...