Tiểu Luận Phân tích các vai trò của tài chính công, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay (Tiểu luận 17 trang)

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: “Phân tích các vai trò của tài chính công, liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay”


    Tài chính công phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức tiền tệ trong quá trình tổng phân phối tổng nguồn lực tài chính quốc gia biểu hiện thông qua các hoạt động thu, chi tiền để hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước và các chủ thể công quyền( quỹ công) nhằm thực hiện các chức năng kinh tế- xã hội của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công cộng cho xã hội không vì mục đích lợi nhuận.

    I: VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH CÔNG
    Để có thể đánh giá được vai trò của tài chính công ta căn cứ vào những tác động của nó đối với toàn bộ nền kinh tế chính trị và xã hội của quốc gia trên nhiều góc độ khác nhau, đó cũng là căn cứ từ chức năng mà tài chính công đảm nhiệm. Vai trò tổng quát của tài chính công đó là: Là công cụ tập trung nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước , là công cụ của Nhà nước nhăm quản lý kinh tế thị trường. Cụ thể như sau:

    THỨ NHẤT: TÀI CHÍNH CÔNG LÀ CÔNG CỤ BẢO ĐẢM NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO VIỆC DUY TRÌ SỰ TỒN TẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.
    Tài chính công là công cụ đặc lực trong tay nhà nước để có thể huy động các nguồn lực của quốc gia, và từ những nguồn lực huy động được sử dụng cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình. Có thể nói rằng đây là vai trò lịch sử của tài chính công xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính. Một nhà nước ra đời, để có thể tồn tại duy trì hoạt động và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu, thực thi các kế hoạch hành động. Đặc biệt trong thời đại kinh tế xã hội phát triển, vai trò của nhà nước ngày càng chở nên quản trọng thì hoạt động của nhà nước càng thêm phong phú, đa dạng, nhu cầu chi tiêu của chính phủ do đó mà không ngừng tăng lên cả về quy mô và phạm vi. Nguồn để phục vụ cho các hoạt động chi tiêu đó ở đâu? Chính là từ thu nhập công. Nhà nước tập trung các nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn tập trung vào các quỹ tài chính khác của nhà nước. Sau đó thực hiện chức năng phân phối và sử dụng nhằm duy trì một cách hiệu quả hoạt động của mình và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội. Tài chính công là công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để thực hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia ( thu nhập công) nhằm duy trì hoạt động của mình trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
    Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các ý đó tài chính công huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động của nhà nước, nhà nước sử dụng nguồn lực đó trong hoạt động như thế nào?, việc huy động và phân phối nguồn tài chính đó hợp lý hay chưa?
    Tài chính công là công cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu mà nhà nước đã dự tính và phát sinh. Bất cứ nhà nước nào cũng sử dụng tài chính công trong mọi mô hình tài chính công để phục vụ cho công việc quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội. Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập quỹ tài chính công. Các nguồn lực tài chính này được nhà nước huy động từ trong nội bộ nền kinh tế quốc dân và từ nước ngoài, từ mọi hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức huy động khác nhau( thuế, phí, lệ phí bắt buộc, công trái ) trong đó thuế là công cụ chủ yếu nhất. Những khoản huy động này có thể mang tính bắt buộc hoặc tự nguyện hoàn trả hoặc không hoàn trả, tuy nhiên tính không hoàn trả và bắt buộc là chủ yếu.
    · Tài chính công phân phối các nguồn lực tài chính đã được huy động và tập trung hình thành quỹ công cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước theo những quan hệ tỷ lệ hợp lý. Phân phối sản phẩm quốc dân theo hướng tích lũy để ổn định và phát triển kinh tế đồng thời cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không thể thực hiện được do một số đặc điểm đặc biệt của hàng hóa công. Ngoài ra phân phối của tài chính công còn đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Như vậy các quỹ tài chính công vừa đảm bảo duy trì, tăng cường sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa đảm bảo thúc đầy phát triển kinh tế, thực hiện chức năng xã hội của nhà nước đối với các lĩnh vực, các đối tượng trong nển kinh tế.
    · Tài chính công là công cụ để kiểm tra giám sát để bảo đảm cho các nguồn tài chính đã được huy động một cách hợp lý hay chưa, việc phân phối và sử dụng đã tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất không? Từ đó nhà nước sẽ có những biện pháp điều chỉnh, quỹ tài chính của nhà nước luôn được huy động nhanh nhất, chính xác hợp lý nhất, đảm bảo nguồn lực cho việc duy trì tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước.

    THỨ II: TÀI CHÍNH CÔNG LÀ CÔNG CỤ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ NỀN KINH TẾ XÃ HỘI.

    Vai trò này được thể hiện thông qua việc nhà nước đã khai thác, vận dụng các công cụ tài chính để điều hành nền kinh tế- xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Nền kinh tế đặc biệt là kinh tế thị trường với những ưu điểm về khả năng sáng tạo ra hàng hoá, dịch vụ phong phú, thực hiện được sự phát triển thịnh vượng. Về kinh tế, khuyến khích lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung. Song bên cạnh đó cũng chứa đựng hàng loạt các khuyết tật mà bản thân nó không tự giải quyết được như: mất cân đối cung cầu giữa sản xuất và tiêu dùng gây ra lạm phát, huỷ hoại môi trường tự nhiên, chênh lệch giàu nghèo ngày càng sâu sắc chính vì vậy cần thiết phải có sự quản lý điều tiết của nhà nước bằng nhiều công cụ khác nhau. Trong các công cụ quản lý điều tiết của nhà nước thì công cụ tài chính đóng vai trò quan trọng chủ yếu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...