Tiểu Luận phân tích các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Vừa qua, ngày 20 tháng 01 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ra Thông báo số 58/TB-BTC về việc Công bố Danh sách các Doanh ngiệp Thẩm định giá đủ điều kiện hoạt động Thẩm định giá năm 2012.Theo đó, Bộ Tài chính công bố Danh sách các doanh nghiệp thẩm định giá và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá tài sản năm 2012, bao gồm 79 công ty trên toàn quốc. Cũng theo thông báo, trong quá trình hoạt động thẩm định giá, các doanh nghiệp thẩm định giá phải thực hiện đúng những quy định đối với doanh nghiệp thẩm định giá tại Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về Thẩm định giá và Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐ-CP . Vì vậy, với bài tập lớn em xin được tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam hiện nay một cách khái quát nhất.
    1. Khái niệm Thẩm định giá
    Theo Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh về giá số 40/2002/PL – UBTNQH10 định nghĩa: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế”.
    Theo Khoản 15 Điều 4 Luật giá số 11/2012/QH13 thì: “Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá”.
    Mặc dù Luật giá năm 2012 chưa có hiệu lực thi hành (Hiệu lực thi hành của Luật giá năm 2012 là từ 01/01/2013), nhưng từ định nghĩa thế nào là thẩm định giá mà Luật giá 2012 đưa ra, cho thấy điểm mới về việc quy định chủ thể có chức năng thẩm định giá phải là cơ quan, tổ chức, và việc thẩm định giá là việc xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản. Việc quy định như vậy làm tăng tính cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ của luật mới.
    2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
    2.1. Căn cứ pháp lý
    Theo Điều 14 Pháp lệnh giá năm 2002: “1. Doanh nghiệp thẩm định giá bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính phủ quy định hình thức tổ chức và điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá. 2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá”.
    Như vậy, có hai chủ thể được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo pháp luật quy định là tổ chức và cá nhân.
    Theo Điều 9 Nghị định của Chính phủ về thẩm định giá số 101/2005/NĐ-CP, có hai điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá:
    “Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sau đây được thành lập doanh nghiệp thẩm định giá:
    1. Có đủ các điều kiện về thành lập các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật tương ứng với loại hình doanh nghiệp.
    2. Có từ 3 thẩm định viên về giá trở lên. Đối với công ty hợp danh thì tất cả thành viên hợp danh phải là thẩm định viên về giá. Đối với các doanh nghiệp khác thì người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp phải là thẩm định viên về giá”.
    Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về thẩm định giá cũng có quy định cụ thể hơn nữa vể vấn đề này.
    Ngoài ra, các tiêu chuẩn về Thẩm định viên về giá được quy định tại Điều 16 Pháp lệnh giá năm 2002, và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 16 Nghị định 170/2003/NĐ - CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá. Hơn nữa, điều kiện hành nghề của Thẩm định viên về giá còn quy định tại Điều 17 Nghị định 101/2005/NĐ – CP.

    (còn tiếp)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...