Tiểu Luận Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người.Liên hệ với v

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/5/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở Đầu:

    Bạn thực sự đã nhận thấy tầm quan trọng của Trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống cũng như trong học tập? Vậy làm thế nào để phát huy nó, làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả?Những câu hỏi ấy đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích các phương pháp rèn luyện để hoàn thiện chỉ số trí tuệ cảm xúc của mỗi người.Liên hệ với việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc của cá nhân trong hoạt động thực tiễn”cho phần bài tập học kì của mình.

    Néi dung:

    1.KHÁI NIỆM TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
    Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau.Trí tuệ cảm xúc là khả năng cảm thấy được cảm xúc, nhận biết nó và đặt tên cho nó một cách đúng đắn – Ewa Chalimoniuk, một nhà tâm lý học nói như vậy.Trong khi đó hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer cho rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân[SUP](1)[/SUP].Theo Bar – On thì trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những đòi hỏi và sức ép của môi trường[SUP](2)[/SUP].
    Từ những quan niệm khác nhau ấy ta có thể đi tới định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân và người khác dẫn tới định hướng hành động phù hợp.”

    2.KHÁI NIỆM CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC(EQ):
    Theo nghiên cứu của tiến sĩ Daniel Goleman, mỗi cá nhân đều có một năng lực cảm xúc – Emotional Intelligent (EI).EI là khả năng cảm nhận, hiểu và đồng cảm được với cảm xúc của người khác.Thấy một em bé bị gãy tay chảy máu đang đau đớn, chúng ta cảm được nỗi đau của bé và tìm cách giúp đỡ bé vượt qua cơn đau. Khi thấy ai đó ăn một miếng chanh và nhăn mặt vì quá chua, bạn sẽ chảy nước miếng vì nhớ tới cảm giác cực kỳ chua của trái chanh, nếu bạn đã từng nếm thử. Năng lực cảm xúc giúp chúng ta hiểu được và cảm được người khác, phán đoán được những nhu cầu, những phản ứng của họ.
    Độ lớn của Năng Lực Cảm Xúc sẽ được xác định bằng chỉ số EQ – Emotional Quotient. EQ cũng là một dạng năng lực bẩm sinh tương tự như IQ (tức chỉ số thông minh – Intelligent Quotient), nhưng EQ lại nằm ở khả năng “đọc” được cảm xúc của người khác và khả năng “kiểm soát” được cảm xúc của chính bản thân mình.

    3.VAI TRÒ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
    Vai trò của trí tuệ cảm xúc trong đời sống con người nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng được khẳng định trên các khía cạnh:
    - Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hoá của các ứng xử.
    - Cảm xúc có vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động nói chung và trí tuệ nói riêng của con người.

    [​IMG]
    (1).Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Tâm lí học trí tuệ, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001. tr.175
    (2).Trần Kiều (Chủ biên), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.98

    Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ trên hai phương diện:
    + Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động trí tuệ nào đó.
    + Là người hướng đạo cho hành động đó.
    - Vai trò của trí tuệ cảm xúc còn được thể hiện ở việc xây dựng tốt các mối quan hệ con người (quan hệ gia đình, quan hệ công việc, quan hệ bạn bè )thông qua quá trình đồng cảm; đảm bảo cho não bộ diễn ra bình thường và tránh được những căn bệnh tinh thần như sự lo sợ, sự trầm cảm, sự giận dữ, thái độ bi quan chán nản ảnh hưởng tới cuộc sống con người.[SUP](1)[/SUP]

    4.CẤU TRÚC CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC:
    Theo Bar-on cấu trúc của trí tuệ cảm xúc bao gồm bốn thành phần:
    - Năng lực nhận biết, hiểu và biết cách bộc lộ mình.
    - Năng lực nhận biết, hiểu và cảm thông với người khác.
    - Năng lực ứng phó với những xúc cảm mạnh, và kiểm soát, làm chủ xúc cảm của mình.
    Coleman lại đưa ra cấu trúc trí tuệ cảm xúc gồm hai thành phần:
    - Năng lực cá nhân gồm:
    + Tự biết mình.
    +Tự kiểm soát, quản lí mình.
    - Năng lực xã hội gồm:
    +Nhận biết các quan hệ xã hội:
    +Quản lý và điều khiển các quan hệ xã hội.[SUP](2)[/SUP]
    Tuy vậy trong cấu trúc của trí tuệ cảm xúc có các thành phần không thể thiếu được và có nhiều tác giả quan tâm đó là:
    - Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân.
    - Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác.
    - Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác.
    - Sử dụng cảm xúc để định hướng hành động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...