Tài liệu Phân tích các phong cách giao tiếp và nguyên tắc giao tiếp trong hành chính? Liên hệ thực tiễn?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích các phong cách giao tiếp và nguyên tắc giao tiếp trong hành chính? Liên hệ thực tiễn.
    Giao tiếp là hoạt động nhằm trao đổi thông tin, nhận thức, tư tưởng, tình cảm, để bày tỏ mối quan hệ, cách ứng xử, thái độ giữa các thành viên của xã hội loài người với nhau và với thế giới xung quanh. Hoạt động giao tiếp đó luôn luôn phải được đặt trong những bối cảnh nhất định, được thực hiện bởi những cơ cấu nghi thức nhất định trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp tương ứng nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.
    Giao tiếp hành chính là sự trao đổi tư tưởng, tình cảm, hành vi giữa các công chức hành chính với các đối tượng thông qua hệ thống tín hiệu ngôn ngữ hành chính- công vụ, được điều chỉnh bởi pháp luật và các thiết chế hành chính nhà nước có chủ định trong mối quan hệ tương tác diễn ra trong hoạt đọng hành chính để thiết lập và duy trì các mối quan hệ hành chính – công vụ nhằm thõa mãn những nhu cầu và mục tiêu nhất định của nhà nước. Hoạt động giao tiếp này vừa mang tính chất nhà nước vừa mang tính nhân văn . Trong giao tiếp hành chính mỗi cán bộ, công chức cần xây dựng phong cho mình cách giao tiếp văn hóa hoàn chỉnh với những phong cách cụ thể như sau:
    - Biết cách chỉ huy, điều khiển quá trình giao tiếp, tự mình làm chủ được cuộc đối thoại và dẫn dắt đối tượng đang thực hiện quá trình giao tiếp với mình cùng tham gia và hòa quện vào quá trình giao tiếp ấy. Để thực hiện được điều này, công chức nhà nước cần có kỹ năng định hướng trong giao tiếp để thể hiện và biểu lộ ra bên ngoài một cách lôi cuốn, thu hút đối tượng hướng theo mình bằng một loạt các tín hiệu, hành vi ngôn ngữ có lời, không lời, bằng âm thanh, màu sắc, cử chỉ, điệu bộ, hành động khiến người khác tôn trọng, vị nể và nghe theo. Đó là sụ thể hiện trên thực tế mức độ lôi cuốn, thu phục đối tượng giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu giao tiếp.
    - Thể hiện là một chuyên gia, có nghĩa là khi nói về vấn đề gì thì người công chức ấy phải thực sự am hiểu và có kiến thức về vấn đề đó để có thể lôi kéo, thu phục đối tượng hướng theo những gợi ý và lối mở của mình. Người công chức có thể đưa ra các nhận xét, lời khuyên thông qua một hệ thống giá trị, lời khuyên ấy cần gắn liền với thực tiễn và đặc biệt phải phản ánh được sự nhiệt tình và thấu hiểu, đồng cảm của người lắng nghe
    - Phong cách mô phạm, đó là thể hiện sự chuẩn mực về các phương diện của một người cán bộ công chức, từ lối sống, đạo đức, tư cách, tác phong, trình độ chuyên môn, năng lực giải quyết công việc để tạo được sự an toàn, tin tưởng tuyệt đối và sự thiện cảm sâu sắc từ đối tượng. Để có được điều đó, người công chức cần có kỹ năng định vị trong giao tiếp, đó là luôn xác định vị trí của mình là ai và đối tượng là ai trong giao tiếp để có lòng tự trọng và biết tôn trọng người khác. Người công chức luôn xác định vị trí, thẩm quyền trong bối cảnh cụ thể để có cách ứng xử phù hợp, đồng thời phải đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng để thông cảm, chia sẻ với họ.
    - Phong cách đồng nghiệp, đó là sự cởi mở chân thành, biết cách khơi dậy ở người nói niềm tin tuyệt đối vào sự hỗ trợ của mình, và luôn thể hiện tinh thần phối hợp, hiệp tác, lắng nghe, chia sẻ, cảm thông và giúp đỡ lẫn nhau.
    - Phong cách bạn bè: Không phải lúc nào cũng là những mệnh lệnh – phục tùng cứng nhắc và thiếu tình cảm. Để hoạt động giao tiếp đạt được hiệu quả như mong muốn thì người công chức phải biết quan tâm, chăm sóc, sẻ chia với đối tượng đang nói, có sự cởi mở và chân thành.
    Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp hành chính thì cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, đó là:
    - Hài hòa lợi ích: Có sự cộng tác từ 2 phía dựa trên nguyên lý thắng/thắng, có nghĩa 2 bên cùng có lợi, mà để đạt được kết quả đó các bên cần có nỗ lực đạt đến sự hài hòa lợi ích của mỗi bên. Nếu dựa vào nguyên lý thắng/thua, có nghĩa là một bên luôn ở tư thế thắng tuyệt đối, còn một bên phải chịu thua hoàn toàn, đó là sự độc đoán, chuyên quyền, khống chế, áp đặt của người lãnh đạo, ít chịu lắng nghe và luôn dùng ý chí chủ quan của mình để áp đặt cho người khác và điều hành công việc mà không cần nghe ý kiến của những người xung quanh, và điều đó sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thua/thua. Còn nếu dựa vào nguyên lý thua/thắng, có nghĩa là người lãnh đạo luôn nhường nhịn, chấp nhận, cam chịu để cho người khác lấn át mà không có chính kiến của bản thân mình, thể hiện sự nhu nhược và mất khả năng làm chủ công việc, điều đó cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả thua/thua. Chính vì vậy chỉ có nguyên lý thắng/thắng tức cả 2 bên cùng có lợi thì mới dung hòa được lợi ích của mỗi bên, giao tiếp liên cá nhân bao gồm một kỹ năng ngầm định là kỹ năng thương thuyết, thõa thuận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...