Thạc Sĩ Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP.Cần Thơ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Kế hoạch 5 năm 1981-1985, “ưu tiên phát triển ngành nông nghiệp, xem
    nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” đã tạo nên một bước tiến cho nền kinh tế Việt
    Nam. Từ một nước nghèo nàn lạc hậu, nợ nước ngoài tăng cao, lạm phát 3 con số,
    là nước nông nghiệp nhưng vẫn phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam với chính
    sách khoán 10 đã không những đảm bảo an ninh lương thực, nền kinh tế tăng
    trưởng và phát triển ổn định, tỷ lệ lạm phát giảm dần, tốc độ tăng trưởng cao mà còn
    trở thành nước có kim ngạch xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới (năm 1990) và
    đứng thứ 2 thế giới (năm 1999 và 2005).
    Góp phần không nhỏ vào công cuộc ổn định và tăng trưởng kinh tế có vai trò
    của ngành nông nghiệp của ĐBSCL với sản lượng lúa hàng năm chiếm trên 50%
    sản lượng lúa cả nước, đóng góp 17% GDP cho cả nước, hơn 90% khối lượng gạo
    xuất khẩu, 92% sản lượng lương thực, 66% thủy sản. Có thể nói, sản xuất và xuất
    khẩu lúa gạo là thế mạnh của ĐBSCL. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta
    còn nhiều bất cập và yếu kém. Do việc áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp
    còn hạn chế, nhiều giống lúa không còn khả năng kháng sâu rầy vẫn được sử dụng
    dẫn đến tình trạng sâu bệnh trên diện rộng, công nghệ sau thu hoạch còn lạc hậu, .
    Nên chất lượng hàng hóa nông sản chưa cao làm giảm đi khả năng cạnh tranh của
    gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, hệ thống thị trường của chúng ta
    chủ yếu là các nước trong khu vực Đông Nam Á có thu nhập thấp và yêu cầu chất
    lượng gạo phẩm chất thấp.
    Vì vậy, việc nguyên cứu đánh giá về tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo vừa
    qua có vai trò quan trọng trong việc đề ra các chính sách và biện pháp khắc phục
    cho các địa phương sản xuất và xuất khẩu gạo, trong đó có TP.Cần Thơ.
    Cần Thơ là thành phố trung tâm của vùng ĐBSCL, tuy diện tích đất nông
    nghiệp dùng trồng lúa và sản lượng lương thực không nhiều như tỉnh An Giang, sản lượng lương thực chỉ khoảng 1 triệu tấn/năm, nhưng Cần Thơ có hệ thống chế biến
    gạo và tập trung nhiều đầu mối doanh nghiệp xuất khẩu nên trong nhiều năm qua
    dẫn đầu xuất khẩu gạo khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, việc sản xuất và xuất khẩu
    lương thực gặp nhiều khó khăn như năng suất lao động thấp, thiên tai thường xuyên
    đe dọa, chất lượng sản phẩm không cao, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, . điều đó
    dẫn đến tình trạng mặc dù kim ngạch xuất khẩu lúa gạo chiếm 34,5 % trong tỷ trọng
    kim ngạch xuất khẩu năm 2005 của Thành phố, nhưng đời sống người nông dân vẫn
    hết sức khó khăn, tình trạng đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, vì vậy, việc nghiên cứu
    các chính sách nhằm nâng cao hơn nữa năng lực xuất khẩu gạo là điều hết sức cần
    thiết. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu tìm hiểu các nhân tố tác động đến tình
    hình xuất khẩu lúa gạo nhằm đẩy mạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội tại Cần Thơ
    nói riêng và ĐBSCL nói chung, đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình
    xuất khẩu lúa gạo tại TP.Cần Thơ” đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình hình sản xuất và
    xuất khẩu gạo tác động đến các mặt về: nguồn thu nhập, trình độ, tăng trưởng kinh
    tế, xóa đói giảm nghèo, đồng thời đánh giá những mặt tích cực và khó khăn, hạn
    chế của các chính sách, thực tiễn ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lương thực tại
    Cần Thơ trong thời gian qua để đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xuất
    khẩu lúa gạo, góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo cho người dân.
    Trong quá trình thực hiện, tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp mô tả,
    phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và đánh giá; sử dụng các nguồn số
    liệu của Sở Thương mại Cần Thơ, Sở Nông nghiệp, niên giám thống kê ĐBSCL
    2004, niên giám thống kê cả nước năm 2005, 2006, nguồn số liệu của Bộ Nông
    nghiệp Mỹ, các bài báo, các báo cáo, bài viết của các chuyên gia trong ngành. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích các nhân tố
    tác động của hoạt động xuất khẩu lúa gạo ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế tại
    TP.Cần Thơ trong giai đoạn 2001 – 2006.
    Luận văn được xây dựng gồm ba phần với nội dung như sau: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong việc phân tích các nhân tố
    tác động của hoạt động xuất khẩu lúa gạo ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế tại
    TP.Cần Thơ trong giai đoạn 2001 – 2006.
    Luận văn được xây dựng gồm ba phần với nội dung như sau:



    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
    I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: . 7
    1. Lý thuyết về ngoại thương 7
    2. Lý thuyết về phát triển kinh tế, phát triển bền vững . 4
    3. Lý thuyết về sản phẩm lúa gạo 5
    4. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế: 6
    5. Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo: 7
    II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM
    THỰC TIỄN XUÂT KHẨU GẠO TẠI VIỆT NAM: 7
    1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới 7
    2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua 10
    2.1 Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam: 10
    2.2 Tình hình xuất khẩu gạo 12
    Tổng kết chương I. 15
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
    SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO CỦA TP.CẦN THƠ .16
    I. TỔNG QUAN VỀ TP.CẦN THƠ . 16
    1. Vị trí địa lý và hành chính: 16
    2. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội: 16
    2.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 16
    2.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội: . 17
    3. Đặc điểm xã hội và nông thôn TP.Cần Thơ 18
    II. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT LÚA GẠO VÀ XUẤT KHẨU GẠO TRONG
    PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TP.CẦN THƠ . 19
    III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO TẠI
    TP.CẦN THƠ. 20
    1. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu: 20
    2. Các chính sách sản xuất và xuất khẩu gạo: . 24
    2.1 Chính sách sản xuất lương thực: 24
    2.2 Chính sách xuất khẩu gạo . 26
    2.3 Nhu cầu và thị trường gạo thế giới . 31
    2.3.1 Nhu cầu thế giới: . 31
    2.3.2 Thị trường thế giới: . 35
    Tổng kết chương II . 39
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU
    GẠO CỦA TP.CẦN THƠ: . 40
    1. Giải pháp về cơ chế chính sách. . 40
    2. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm rút ngắn khoảng cách về giá xuất
    khẩu với các nước xuất khẩu gạo khác. 43
    3. Xây dựng thương hiệu gạo Cần Thơ . 45
    4. Biện pháp huy động vốn và hỗ trợ vốn cho xuất khẩu gạo: 46
    5. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh . 47
    Tổng kết chương III 49
    KẾT LUẬN . 50
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...