Luận Văn Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng


    MỤC LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT5
    Danh mục bảng biểu, sơ dồ, hình vẽ .6
    MỞ ĐẦU7
    1. Tính cấp thiết của đề tài7
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 7
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 8
    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ THẾ GIỚI9
    1.1. Khái quát về cây cà phê và các sản phẩm cà phê. 9
    1.1.1. Khái quát về cây cà phê. 9
    1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê.10
    1.1.3 Ý nghĩa của sản xuất cà phê. 14
    1.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và thị trường cà phê quốc tế. 17
    1.2.1 Tình hình sản xuất17
    1.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê trên thế giới18
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ KINH TẾ - TỔ CHỨC SẢN XUẤT CÀ PHÊ NƯỚC TA.22
    2.1 Những thuận lợi và khó khăn. 22
    2.1.1 Những thuận lợi22
    2.1.2. Khó khăn. 24
    2.1.3 Đánh giá chung. 26
    2.2 Những thành tựu và thực trạng. 27
    2.2.1 Những thành tựu đạt được. 27
    2.2.2 Những thực trạng. 31
    CHƯƠNG 3: NHỮNG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO VỀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ DỰA TRÊN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG37
    3.1 Các biến trong mô hình. 37
    3.1.1 Biến phụ thuộc gồm:37
    3.1.2 Biến độc lập gồm:37
    3.2 Xây dựng và phân tích mô hình. 38
    3.2.1 Mô hình. 38
    3.2.2 Giả thiết38
    3.2.3 Ước lượng. 38
    3.2.4 Kiểm dịnh. 47
    3.3 Dự báo sản lượng cà phê. 50
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP. 54
    4.1 Mục tiêu. 54
    4.1.1 Căn cứ chủ yếu. 54
    4.1.2. Mục tiêu phát triển cà phê. 57
    4.2 Phương hướng. 58
    4.3 Giải pháp chủ yếu. 59
    4.3.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm:60
    4.3.2 Đầu tư xây dựng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm61
    4.3.3 Quy hoạch, quản lý nguồn nguyên liệu, điều tiết nguồn cung.63
    4.3.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội Cà phê – ca cao. 64
    KẾT LUẬN67
    TAÌ LIỆU THAM KHẢO 68

    LỜI CẢM ƠNQua thời gian thực tập tại Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (CAP), nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường, các cô chú, anh chị ỏ CAP, em đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
    Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho em trong những năm qua. Đặc biệt em xin chân thành cản ơn thầy Ngô Văn Mỹ và thầy Nguyễn Hải Dương , những người đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong thời gian qua.
    Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ của các cán bộ tại Trung Trung tâm tư vấn chính sách Nông nghiệp thuộc Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn nhất là anh Đặng Kim Khôi và anh Nguyễn Nghĩa Lân để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Toán kinh tế đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu để góp phần quan trọng vào chuyên đề này.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2009Đàm Thị Thuý Hằng
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    CAP: Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
    Ipsard: Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
    ICO: Tổ chức cà phê thế giới
    VICOFA: Hiệp hội cà phê Việt Nam
    FAO: Tổ chức nông lương thế giới.
    LIFFE: thị trường cà phê London
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kể từ ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến nay đã được hơn 2 năm. Việc trở thành thành viên của WTO đã mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức lớn. Ngành cà phê Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhìn lại tình hình ngành cà phê Việt Nam những năm qua chúng ta thấy rõ sự phát triển đạt tốc độ rất cao đáng ca ngợi, tự hào.
    Ngành cà phê Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 30 năm lại đây về mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và tăng khối lượng cà phê xuất khẩu. Đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ và chiếm 1 tỷ trọng khá lớn trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước. Cây cà phê đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân.
    Trong cộng đồng cà phê quốc tế, ngành cà phê Việt Nam được đánh giá cao về tốc độ phát triển nhanh chưa từng có và vườn cà phê Việt Nam đạt năng suất cao hàng đầu thế giới.
    Tuy nhiên, ngành cà phê nước ta đã bộc lộ không ít điểm còn chưa thực sự bền vững, và sau khi gia nhập WTO chúng ta cũng gặp nhiều thách thức phải vượt qua.
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Nhận thức được tầm quan trọng của cây cà phê, đặc biệt là trong quá trình hội nhập của nước ta hiện nay, em đã chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cà phê bằng mô hình kinh tế lượng” nhằm đi sâu tìm hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê nước ta, từ đó tìm dùng mô hình kinh tế lượng để dự báo và đưa ra một số giải pháp.
    3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là:
    Những nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của cả nước từ năm 1990 đến năm 2007, sản lượng cà phê của các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng).
    - Phạm vi nghiên cứu:
    [B]+ Phạm vi thời gian: từ năm 1990 đến 2007
    [B]+ Phạm vi không gian: chuyên đề phân tích số liệu về sản lượng, diện tích trồng cây cà phê, chi phí sản xuất 1 tấn cà phê, lượng mưa, dân số các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng) và sử dụng giá cà phê Việt Nam xuất khẩu, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới.
    - [B]Phương pháp nghiên cứu:
    Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em đã sự dụng phương pháp phân tích kinh tế kết hợp với mô hình kinh tế lượng. Phần mềm sử dụng là phần mềm Eviews.
    [B]4. Kết cấu của chuyên đề
    Ngoài phần mở đầu và kết luận thì chuyên đề của em gồm 4 chương chính sau:
    [B][I]Chương 1[B]: [I]Những vấn đề chung về sản xuất cà phê và tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê thế giới.
    [B][I]Chương 2: Những vấn đề chủ yếu về kinh tế - tổ chức sản xuất cà phê[B][I] nước ta
    [B][I]Chương 3: Những phân tích và dự báo về sản lượng cà phê dựa trên mô hình kinh tế lượng
    [B][I]Chương 4: Phương hướng,mục tiêu, giải pháp[/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/I][/B][/B][/B][/B][/B]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...