Thạc Sĩ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh kiên gi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TẠI TỈNH KIÊN GIANG
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 4
    3. Phạm vi nghiên cứu 4
    4. Phương pháp nghiên cứu 5
    5. Đóng góp của đề tài 6
    6. Nội dungcủa đề tài 6
    7. Tổng quan tài liệu nghiên cứuvà đối tượng nghiên cứu 7
    7.1. Các nghiên cứu trên thế giới 7
    7.1.1. Nghiên cứu “Phân tích về các rào cản cản trở doanh nghiệp nhỏ phát triển xuất
    khẩu” của Leonidas C. Leonidou, (2004) 7
    7.1.2. Nghiên cứu “Quy định về chất lượng và hoạt động xuất khẩu” của Tomasz
    Iwanow và Colin Kirkpatrick, (2007) 9
    7.1.3. Nghiên cứu “Một cuộc điều tra thực nghiệm: yếu tố quyết định đa dạng hóa sản
    phẩm” của Aleksandra Parteka và Massimo Tamberi, (2008) 10
    7.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam: 11
    7.2.1.Nghiên cứu “Lợi thế cạnh tranh và các giải pháp khai thác lợi thế phát triển xuất
    khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thu Hà,
    (2000) 11
    7.2.2. “Quihoạch phát triển chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau đến năm 2010” luận văn
    thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Quốc Định, (2000) 12
    7.2.3.Nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển ngành thủy sản tỉnh
    Kiên Giang đến năm 2010” luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn An Lạc,(2005) 14
    7.2.4.Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động chế biến xuất khẩu
    thủy sản của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sĩ kinh tế
    của Nguyễn Thành Quốc, (2007) 15
    7.3. Đối tượng nghiên cứu 16
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT 17
    vi
    1.1. Cơ sở lý luận 17
    1.1.1. Kết quả xuất khẩu 17
    1.1.2. Rào cản về sản phẩm 18
    1.1.3. Rào cản về giá 19
    1.1.4. Rào cản về xúc tiến 20
    1.1.5. Rào cản về phân phối 21
    1.1.6. Rào cản về dịch vụ hậu cần 22
    1.1.7. Các đặc trưng doanh nghiệp 22
    1.2. Mô hình đề xuất 23
    1.3.Tóm tắt chương 1 24
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
    2.2. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo 25
    2.2.1. Nội dung và bố cục của bảng câu hỏi 25
    2.2.2 Đánh giá sơ bộ thang đo 25
    2.2.3. Kích thước mẫu 26
    2.2.4. Công cụ phân tích 26
    2.3. Mô tả đo lường các biến số trong mô hình 27
    2.3.1. Biến phụthuộc ( biến được giải thích ) 27
    2.3.2. Biến độc lập ( biến giải thích) 27
    2.3.2.1. Sản phẩm ( Products ) 27
    2.3.2.2. Giá ( Price ) 27
    2.3.2.3. Xúc tiến ( Promotion ) 28
    2.3.2.4. Kênh phân phối ( Distribution ) 28
    2.3.2.5. Dịch vụ hậu cần ( Logistics) 28
    2.3.2.6. Các đặc trưng doanh nghiệp 29
    2.4. Mô tả phương pháp lấy mẫu 29
    2.5. Phương pháp phân tích 29
    2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 29
    2.5.2. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Principal Component Analysis) 29
    vii
    2.5.3. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha) 31
    2.5.4. Phương pháp phân tích hồi qui đa biến 31
    2.6. Tóm tắt chương 2 32
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN 33
    3.1. Khảo sátthực trạng của ngành thủy sản Việt Nam và tỉnh Kiên Giang 33
    3.1.1. Đặc điểm chung của ngành thủy sản Việt Nam 33
    3.1.2. Đặc điểm ngành chế biến thủy sản xuất khẩu Kiên Giang 39
    3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 40
    3.1.2.1.1. Giai đoạn 1: Tổ chức lại sản xuất (1975-1980) 40
    3.1.2.1.2. Giai đoạn2: Ổn định sản xuất, dần dần đưa nghề cá đi lên (1981-1990) 41
    3.1.2.1.3. Giai đoạn 3: Quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, của ngành,
    đưa nghề cá Kiên Giang phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước
    theo định hướng XHCN (1991-2000) và (2001-2010) 41
    3.1.3.Hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Kiên Giang 42
    3.1.4. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội, tự nhiên ảnh hưởng đến hoạt động chế biến
    xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp tại tỉnh Kiên Giang 49
    3.1.4.1. Vị trí địa lý 49
    3.1.4.2 Điều kiện tự nhiên 50
    3.1.4.3 Đặc điểm kinh tế -xã hội 51
    3.1.5. Đánh giá khái quát những khó khăn và thuận lợi của ngành Chế biến thủy sản
    xuất khẩu Kiên Giang 56
    3.1.5.1. Thuận lợi 56
    3.1.5.2. Khó khăn 56
    3.2. Đặc điểm chung của các doanh nghiệpđược khảo sát 58
    3.2.1. Quy mô lao động của doanh nghiệp 58
    3.2.2. Số năm doanh nghiệp hoạt động 59
    3.2.3. Trình độ chuyên môn của người chuyên trách công tác xuất khẩu 60
    3.2.4. Tuổi đời của người chuyên trách công tác xuất khẩu 61
    3.2.5. Doanh thu của doanh nghiệp 62
    3.2.6. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp 63
    viii
    3.2.7. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 63
    3.3. Kết quả phân tích nhân tố 64
    3.3.1.Phân tích nhân tố thang đo rào cản marketing (RCTT) 65
    3.3.2. Phân tích nhân tố thang đo kết quả xuất khẩu (KQXK) 68
    3.4. Phân tích thống kê mô tả các biến nhân tố chỉ báo của mô hình 69
    3.5. Phân tích sự tác động của rào cản marketing (RCTT) và đặc trưng doanh nghiệp
    (DTDN) đến kết quả xuất khẩu (KQXK) của các doanh nghiệp thủy sản tại Kiên
    Giang thông qua phân tích hồi qui 70
    3.5.1. Mô hình 1 -Phân tích hồi qui sự tác động rào cản marketing (RCTT) và đặc
    trưng doanh nghiệp (DTDN) đến kết quả xuất khẩu (khả năng sinh lời và tăng trưởng
    doanh thu “KNSL-TTDT”) 70
    3.5.2. Dò tìm các giả định cần thiết của mô hình 1 74
    3.5.3. Mô hình 2 -Phân tích hồi qui sự tác động rào cản marketing (RCTT) và đặc
    trưng doanh nghiệp (DTDN) đến kết quả sức khẩu (sức cạnh tranh và thị phần “CT-TP”) 76
    3.5.4. Dò tìm các giả định cần thiết của mô hình 2 81
    3.6. Tóm tắt chương 3 84
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢNGHIÊN CỨU -ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
    86
    4.1. Bàn luận kết quảnghiên cứu 86
    4.2. Đề xuất các giải pháp 89
    4.3. Kết luận và kiến nghị 91
    4.3.1. Kết luận 91
    4.3.2. Kiến nghị 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    PHỤ LỤC 97
    Phụ lục 1:Bảng câu hỏi điều tra 97
    Phụ lục 2:Các bảng phân tíchcơ cấu của doanh nghiệp 101

    TÓM TẮT
    Nghiên cứunày phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến kết quảxuất khẩu của các
    doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Kiên Giang. Mô hình đề xuất bao gồm 7 biến độc lập
    giải thích cho kết quả xuất khẩu. Phân tích hồi qui chỉ ra rằng kết quả xuất khẩugồm 2
    chỉ báo (khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh thu;sức cạnhtranh và thị phần)được
    giải thích bởi các tác động âm của các rào cản marketing (sản phẩm, giá cả, phân phối
    và dịch vụ hậu cần). Tuy nhiên, rào cản về xúc tiến tác động chưa rõ ràng đến kết quả
    xuất khẩu. Tiếp đến, kết quả xuất khẩu được giải thích bởi các tác động dương của các
    đặc trưng doanh nghiệp (quy mô lao động của doanh nghiệp và số năm doanh nghiệp
    hoạt động). Dựa trên kết quả nghiên cứutác giảđề xuất rằng, để cải thiện kết quả xuất
    khẩu của các doanh nghiệp, cần có sự chú ý đặc biệt đến các rào cản marketing. Vì
    vậy, các giải pháp được đềxuất như sau: thứ nhất, chú trọng cải tiến hoạt động
    marketing;thứ hai, ưu tiên hạn chế những rào cản marketing dựa trên tầm quan trọng
    của nó và xác định nguyên nhân của từng loại rào cản và cuối cùng, các nhà hoạch
    định chính sách trong Ngành thủy sản cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giảm tác
    động tiêu cực của các rào cản marketing như (tổ chức hội thảo, mở các khóa tập huấn,
    bài giảng, tài liệu đào tạo cho các doanh nghiệp làm thế nào để cải thiện chiến lược
    marketing, cung cấp thông tin về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp
    thông tin thị trường xuất khẩu,khách hàng tiềm năng,cách xâm nhập vào thịtrường
    mới, hỗ trợ tài chính hoặctham khảo ý kiến chuyên gia, ).
    Từkhóa: kết quảxuất khẩu, rào cản marketing, các đặc trưng của doanh
    nghiệp, mô hình hồi qui.
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngành thủy sản Kiên Giang được xác định là ngành kinh tế có thế mạnh thứ hai
    sau lúa, là một ngành kinh tế thủy sản tổng hợp cả trong đất liền, trên biển và hải đảo
    về các mặt khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Vùng biển, hải
    đảo và ven biển Kiên Giang có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế, có vị trí
    đặc biệt trong anh ninh quốc phòng và chiến lược phòng thủ quốc gia.
    Hoạt động thủy sản ở Kiên Giang có truyền thống lâu đời, nhất là mảng khai
    thác biển, nuôi trồng và chế biến thủy sản xuất khẩu, những năm gần đây phát triển
    mạnh qua lĩnh vực nuôi và chế biến. Hiện tại thu nhập từ thủy sản vẫn là nguồn sống
    chính cho cộng đồng dân cư trong khu vực. Kinh tế thủy sản có khả năng tạo ra sản
    phẩm hàng hóa có giá trị cao, luôn được tỉnh quan tâm đầu tư, mấy năm gần đây ngành
    thủy sản đóng góp khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Kiên
    Giang (Nguồn: Sở Nông nghiệpvà phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang).
    Trong những năm gần đây ngành thủy sản tỉnh Kiên Giang liên tục phát triển và
    luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng xuất khẩu thủy sản thân mềm như mực ống, mực
    nang và đặc biệt là mực bạch tuộc. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm tăng nhưng
    không ổn định. Tuy nhiên, gần đây tình hình kinh tế xã hội nói chung và ngành thủy
    sản nói riêng đã có nhiều biến động. Việc khai thác hải sản quá ngưỡng cho phép của
    nguồn lợi và giá cả nguyên nhiên liệu tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình
    nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản
    Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh nói riêng. Hiện các
    doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh cũng đang đối mặt vớinhiều khó khăn sau.
    Thứ nhất, sau khi Việt Nam bị xử thua kiện trong vụ kiện bán phá giá cá tra, cá
    basa và tôm vào thị trường Mỹ và bị áp đặt mức thuế chống bán phá giá cao, làm sản
    lượng cá tra và tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ bị giảm sút, các thị trường khác như
    Nhật, Hàn Quốc, EU, .lợi dụng ép giá gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và
    xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đầu năm 2010 là việc EU thực hiện qui định chống khai
    thác bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý đối với thủy sản Việt Nam khi
    nhập khẩu vào thị trường EU, EU yêu cầu mỗi lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt
    2
    Nam đều phải có giấy chứng nhận thủy sản khai thác (hay còn gọi là giấy IUU: illegal,
    unreported and unregulated fishing), tiếp theo là sự cố tôm xuất khẩu sang thị trường
    Nhật Bản bị kiểm tra 100% về chất kháng sinh trifluralin trong tôm, các chiến dịch hạn
    chế nhập khẩu cá tra ở Trung Đông, Brazin, EU, Nga, Mỹ áp thuế chống bán phá giá
    cá tra Việt Nam, và gần đây có vài thị trường nhập khẩu thủy sản EU đã bôi nhọ,
    xuyên tạc không đúng sự thật về hình ảnh sản phẩm cá tra của Việt Nam, họ mở "chiến
    dịch" tung tin bôi nhọ cá tra Việt Nam trên các phương tiện truyền thông ở nhiều
    nước, việc Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại 6 nước châu Âu đưa con cá tra
    vào "danh sách đỏ" trong cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010-2011 làm
    giảm giá trị kinh tế xuất khẩu của Việt Nam. Một minh chứng khá rõ ràng là cá tra
    Việt Nam đang chịu nhiều cáo buộc phi lý về an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường
    và còn bị các nhà bán lẻ định vị là loại cá giá rẻ điều này đã làm ảnh hưởng đến hình
    ảnh và uy tín sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
    Thứ hai, do quy hoạch vùng nuôi chưa đồng bộ và yếu tố môi trường biến đổi
    dẫn đến sự biến động thất thường của sản lượng nuôi trồng, sản lượng khai thác ngày
    càng sụt giảm do tình trạng khai thác đánh bắt bừa bãi làm nguồn lợi thủy sản ngày
    càng cạn kiệt. Bên cạnh đó do giá cả nguyên nhiên liệu ngày càng tăng cao, làm tăng
    chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, sản phẩm khó cạnh tranh trên thị
    trường, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các phương tiện khai thác đánh bắt.
    Thứ ba, tỉnh Kiên Giang nằm xa trung tâm kinh tế Tp.HCM và Tp.Cần Thơ,
    giao thông đi lại không thuận tiện nên việc vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn,
    công tác tiếp cận khách hàng cũng còn nhiều hạn chế và việc chuyển giao khoa học kỹ
    thuật, công nghệ cũng gặp nhiều khó khăn.
    Thứ tư, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt do sự lớn mạnh của các đối thủ
    cạnh tranh trong ngành, nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành cạnh tranh ngày càng
    gây gắt và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong khu vực như Thái Lan , Indonesia,
    Ấn độ và đặc biệt các doanh nghiệp Trung Quốc, trong những năm gần đây các thương
    gia Trung Quốc do họ có thế mạnh về tài chính, thị trường và họ mua nguyên liệu số
    lượng lớn và chấp nhận mua giá cao hơn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
    doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng tạo nên sự cạnh tranh về nguyên
    3
    liệu ngày càng khốc liệt.
    Thứ năm, tỉnh Kiên Giang được xác định là có tiềm năng và lợi thế rất lớn về
    thủy sản, là một trong những tỉnh có đội tàu khai thác gần 11.800 tàu, với tổng công
    suất 1.362.900CV, công suất bình quân 115.50CV/chiếc. Sản lượng khai thác hải sản
    hàng năm trên 300.000 tấn, chưa tính đến sản lượng hải sản nuôi. Tuy nhiên, kim
    ngạch xuất khẩu thủy sản hiện nay vẫn còn thấp (123.5 triệu USD), chưa tương xứng
    với tiềm năng của tỉnh (Nguồn: Sở NN và PTNT tỉnh Kiên Giang).
    Bên cạnh đó Việt Nam đã gia nhập WTO tạo môi trường thông thoáng, thuận
    lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, chắc chắn rằng sẽ có nhiều
    doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản, nhưng cũng tạo thêm
    nhiều áp lực cạnh tranh mới cho các doanh nghiệp hiện tại do họ có tiềm lực kinh tế
    mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm quản lý tốt và quan trọng nhất
    là họ có sẵn thị trường tiêu thụ rộng lớn, có các tập đoàn, công ty mẹ sẵn sàng bao tiêu
    sản phẩm xuất khẩu. Đây sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh trong tương lai.
    Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp thủy sản Việt Namnói chung và các
    doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Kiên Giang nói riêng chỉ ở mức độ doanh nghiệp vừa
    và nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp này được hình thành từ các doanh nghiệp nhà nước
    và đặc biệt là các cơ sở thu mua, gia công, chế biến thủy sản với quy mô nhỏ lẻ, việc
    quản lý các cơ sở này cũng tương đối đơn giản và hiệu quả do các cơ sở thực hiện
    được phương thức mua tận gốc, bán tận ngọn. Sau thời gian dài hoạt động các cơ sở
    này tích lũy được ít vốn và tiếp cận được khách hàng thì họ thành lập doanh nghiệp
    chế biến thủy sản xuất khẩu. Từ quản lý cơ sở thu mua, gia công, chế biến nhỏ lẻ
    chuyển sang quản lý một doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu với quy mô lớn
    hơn, đòi hỏi nguồn vốn lớn hơn rất nhiều lần,do đó buộc họ phải vay vốn ngân hàng
    để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, .và đòi hỏi phải
    có trình độ quản lý cao. Hầu hết các doanhnghiệp vừa và nhỏgặp rất nhiều khó khăn
    về thông tin thị trường xuấtkhẩu và đặc biệt là vấn đề hoạt độngmarketingnhư: sản
    phẩm (sản xuất sản phẩm gì?, tiêu chuẩn sản phẩm ra sao? và bán sản phẩm đó cho
    ai?, ); giá sản phẩm như thế nào để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng
    ngành, thị trường chấp nhận và có lợi nhuận,
    4
    Với những khó khănnêu trên, nếu các doanh nghiệp chế biến thủy sảnxuất
    khẩu tại tỉnh Kiên Giang chỉ dựa vào các ưu thế về vị trí địa lý như: ở gần vùng
    nguyên liệu, có đội ngũ công nhân lành nghề, chi phí nhân công thấp và thị trường
    xuất khẩu hiện tại mà không kịp thời nâng cấp máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản
    phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các doanh
    nghiệp chế biến thủy sảnxuất khẩutỉnh Kiên Giang sẽ gặp rất nhiều khó khăn và khó
    duy trì vị thế trong điều kiện hội nhập ngày nay.
    Với những vấn đề nêu trên đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết
    quả xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Kiên Giang” là rất cần thiết.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
    Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thủy sản của các doanh
    nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
    - Mục tiêu cụ thể:
    Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thì rất nhiều, nhưng đối với
    ngành xuất khẩu thủy sản, hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy các rào cản
    marketing được xem là quan trọng hàng đầu cần tập trung khắc phục (Leonidou,
    2004). Vì vậy, đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:
    +Phân tích các rào cản marketing và các nhân tố phản ảnh đặc trưng của doanh
    nghiệp ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu. Cụ thểhơn đề tài này tập trung vào 5 rào cản
    marketing chínhnhư: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và dịch vụ hậu cầnvà các đặc
    trưng của doanh nghiệpnhư quy môlao động của doanh nghiệp, số năm doanh nghiệp
    hoạt động.
    + Đề xuất các giải pháp để khắc phục và vượt qua các rào cản marketing, phát
    huy lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập WTO.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tác động của các rào cản marketing và các nhân
    tố phản ảnh đặc trưng của doanh nghiệp đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp
    chế biến thủy sảnxuất khẩutrên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Số lượng bảng câu hỏi
    phỏng vấn khoảng 80 mẫu, phỏng vấn qua email Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh,
    5
    Trưởng hoặcPhó phòng phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
    chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Số liệu chế biến xuất khẩu của tỉnh được
    thu thập từ năm 2006-2010.
    Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu tại các doanh nghiệp chế biến
    thủy sảnxuất khẩu, các doanh nghiệp thu mua, nuôi trồng, và khai thác đánh bắt
    không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Trong nội dung nghiên cứu chỉ tập
    trung phân tích các rào cản marketing của các doanh nghiệp và các đặc trưng của
    doanh nghiệp như đã nêu trên. Một số các loại rào cản và nhân tố ảnhhưởng khác, đề
    tài này chưa tiếp cận đến. Ví dụ: như các rào cản về môi trường kinh doanh quốc tế,
    rào cản về thông tin thị trường xuất khẩu, ảnh hưởng của các các tổchức hỗ trợ doanh
    nghiệp (VASEP, NAFIQAVED, VCCI), ảnh hưởng của kinh tế, xã hội, pháp luật, ảnh
    hưởng của khoa học công nghệ, chưa được nghiên cứu trong luận văn này.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
    4.1.1 Dữ liệu thứ cấp
    Được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như các báo cáo tài chính, kế hoạch
    sản xuất kinh doanh,báo cáo về thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến
    thủy sảnxuất khẩuvà số liệu từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang,
    Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Kiên Giang, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở
    Công thương Kiên Giang, Cục Thống kê Kiên Giang, các tạpchí, bản tin thủy sản của
    VASEP , NAFIQAVED, Vietfishvà Internet,
    4.1.2 Dữ liệu sơ cấp:
    Các dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 80 mẫu,ý kiến đánh giá của Ban giám đốc,
    Trưởng hoặc Phó phòng phụ trách xuất nhập khẩu của các doanhnghiệp chế biến thủy
    sảntạitỉnh Kiên Giang, bằnghình thức phỏng vấn qua email và gởi các bảng câu hỏi
    để ghi nhận ý kiến đánh giá về các nhân tố tác động đến kết quả xuất khẩu thủy sản
    trên địa bàn tỉnh.
    4.2 Phương pháp phân tích số liệu:
    Các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài bao gồm:
    -Phương pháp phân tích thống kê mô tả.
    6
    -Phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’ Alpha.
    -Phương pháp phân tích nhân tố EFA.
    -Phân tích mô hình hồi quy bội.
    5. Đóng góp của đề tài
    -Về lý thuyết: Đề tài ứng dụng các mô hình lý thuyết về rào cản marketingcủa
    các tác giả trên thế giới vào điều kiện Việt nam. Theo hiểu biết của bản thân tôi, hiện
    nay đã có một số đề tài nghiên cứu của một số sinh viên thực hiện về chủ đề này như
    đề tài “Hàng rào phi thuế quan vàcác ràocản đối với thương mại quốc tế” luận văn
    kinh tế ngoại thương của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương, (2002); đề tài “Rào cản kỹ
    thuật trong thương mại của một số nước công nghiệp phát triển và các biện pháp giúp
    Việt Nam vượt rào cản” luận văn kinh tếngoại thương của tác giả Đào Thị Thu
    Hương, (2003)và đề tài “Phân tích tác động của các rào cản thương mại đến khả năng
    xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh
    Khánh Hòa” luận văn kinh tế của tác giả Lê Thị Thu Hương, (2011). Nhưng chủ yếu là
    điều tra hiện trạng, mang tích chất mô tả. Hơn nữa các đề tài nghiên cứu này cũng chỉ
    tập trung vào các rào cản kỹ thuật. Thông qua việc ứng dụng một mô hình về các rào
    cảnmarketingcủa tác giả (Leonidou,2004) vào Ngành thủy sản ở Việt nam, đề tài này
    thực hiện một nghiên cứu định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng. Vì
    vậy, tính đến nay, tại Việt nam, nội dung của đề tài là rất mới mẻ và cung cấp được
    bức tranh tổng thể về các rào cản marketing toàn diện hơn so với các nghiên cứu trước
    đây.
    -Về thực tiễn: Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp,
    phát huy thế mạnh, hạn chế những yếu kém tồn tại của các doanh nghiệp chế biến thủy
    sản xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển bền
    vững hơn trong quá trình hội nhập quốc tế cũng như gia tăng kim ngạch xuất khẩu
    thủy sản của tỉnh Kiên Giang tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có. Đề ra được
    cácgiải pháp mang tính chiến lược,tạo được một sự hiểu biết tổng thể về hoạt động
    của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, .
    6. Nội dung của đề tài
    Đề tài bao gồm các nội dung chính sau:
    7
    Phần mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lý luậnvà mô hình đề xuất
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Chương 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    CÁC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn Thị Kim Anh(2009), “Giáo trình quản trị chiến lược”, dùng cho học viên
    cao học, NXBkhoa học và kỹ thuật
    2. Ngô Bình –Nguyễn Khánh Trung(2009), “Marketing đương đại”, NXBĐại Học
    Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh
    3. Phạm Thị Song Hạnh (2008), “Functional Upgrading, Relational Capability and
    export performance of Vietnamese wood furniture producers”,a thesis, Submitted to
    Copenhagen Business School for partial fulfillment ofPhD degree in International
    Business
    4. Nguyễn Đình Thọ (2011), “Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh”.
    5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu
    với SPSS tập 1 và 2”, NXBHồng Đức, TP.HCM
    6. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Thống kê ứng dụng trong kinh
    tế xã hội”, NXBthống kê.
    7. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang, niên giám Thống Kê 2010.
    8. Sở Nông nghiệp và PTNT Kiên Giang (2010), Các báo cáo tổng hợp.
    9. UBND tỉnh Kiên Giang (2005), Qui hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Kiên
    Giangđến 2010.
    10. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Rà soát, điều chỉnh qui hoạch tổng thể thủy sản
    tỉnh Kiên Giang đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
    11. Các Websites :
    http://en.wikipedia.org/wiki/Export_performance
    http://www.vasep.com.vn
    http://www.vietfish.com.vn
    95
    CÁC TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    12. Baldauf, A., Cravens, D. W., and Wagner, U. (2000), “Examining determinants of
    export performance in small open economies,” Journal of World Business, Vol. 35 No.
    1, pp. 61-79.
    13. Carneiro, J., Da Rocha, A., and Da Silva, A. (2006), “The export performance
    construct: development of a new measurement model and guidelines for validation,”
    Proceedings of the Annual Meeting of the Academy of International Business, Beijing,
    China, 48.
    14. Carneiro, J., Da Rocha, A., and Da Silva, A. (2007), “A critical analysis of
    measurement models of export performance”, “Bar. Brazilian Administration
    Review”, Brasil, pp.1-19
    15. Cheong, W. K., and Chong, K. W. (1988), “Export Behavior of Small Firms in
    Singapore,” International Small Business Journal, Vol. 6 No. 2, pp. 34-41.
    16. Iwanow, T., and Kirkpatrick, C. (2007), “Trade facilitation,regulatory quality and
    export performance”, Journal of International Development, J. Int. Dev . 19, 735–753
    (2007), pp. 748-749
    17. Leonidou, L. C. (1995), “Empirical research on export barriers: Review,
    assessment, and synthesis,” Journal of International Marketing, Vol. 3 No. 1, pp. 29-43.
    18. Leonidou, L. C. (2000), “Barriers to export management: An organizational and
    internationalization analysis,” Journal of International Management, Vol. 6 No. 2, pp.
    1-28.
    19. Leonidou, L. C. (2004), “An analysis of the barriers hindering small,” Journal of
    Small Business Management, Vol. 42 No. 3, pp. 279-302.
    20. Moini, A. H. (1997), “Barriers inhibiting export performance of small and
    medium-sized manufacturing firms,” Journalof Global Marketing, Vol. 10 No. 4, pp.
    67-93.
    21. Morgan, N. A., Kaleka, A., and Katsikeas, C. S.(2004), “Antecedents of export
    venture performance: A theoretical model and empirical assessment,” Journal of
    Marketing, Vol. 68 No. 1, pp. 90-108.
    96
    22. Parteka, A., and Tamberi, M. (2008), “Determinants of export diversfication:
    an empirical investigation”, pp.29-30
    23. Shoham, A. (1998), “Export performance: A conceptualization and empirical
    assessment,” Journal of International Marketing, Vol.6 No.3; pp. 59-81.
    24. Terpstra, V., and Sarathy, R. (2000), International Marketing. USA: Dryden Press.
    25. Zou, S., Taylor, C.R. and Osland, G.E. (1998), “The EXPERF scale: a cross-national generalized export performance measure,” Journal of International
    Marketing,Vol. 6 No. 3, pp. 37-58.
     
Đang tải...