Luận Văn Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và một số giải pháp phát triển du lịch sinh t

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian qua, sự phát triển của ngành du lịch Cần Thơ đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên một vấn đề luôn tồn tại đó là chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mặc dù thời gian qua được nhiều chương trình hỗ trợ, liên kết phát triển du lịch nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do đó đòi hỏi phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao năng lực phục vụ của ngành du lịch Cần Thơ.
    1. Giới thiệu
    Du lịch sinh thái được định hướng là loại hình du lịch trọng điểm trong phát triển du lịch ở Việt Nam và đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thành phố Cần Thơ là đô thị trực thuộc Trung ương có diện tích tự nhiên 1.389,60 km2, có diện tích nội thị là 53 km2, Cần Thơ trải dài 65 km bên bờ Mêkông với nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch; có các tuyến đường lớn chạy qua thành phố là: quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91; có nhiều tiềm năng du lịch về tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là hệ thống các cù lao với cảnh quan thiên nhiên sông nước miệt vườn (bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, vườn cò Bằng Lăng, các khu du lịch vườn Mỹ Khánh .) cùng hệ thống nhà vườn ven thành phố là những điểm du lịch hấp dẫn. Cần Thơ có lợi thế mang tính so sánh riêng biệt về thời tiết khí hậu mà các nơi khác khó có được, đó là một vùng ấm áp (trung bình 280C), chế độ nắng cao (2.226 - 2.709 giờ nắng/năm) và ổn định. Thích hợp cho việc đón khách du lịch quanh năm. Ngoài ra, lợi thế về địa hình, là cửa ngõ của vùng ĐBSCL, cả về đường thủy lẫn đường bộ là điều kiện tốt để phục vụ khách du lịch.
    Tuy nhiên trong những năm qua, thực trạng phát triển của ngành du lịch ở đây còn rất chậm chạp, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như tiềm năng sẵn có. Lượng khách trong nước cũng như quốc tế đến với Cần Thơ vẫn còn rất ít. Năm 2007, Cần Thơ mới chỉ đón được trên 693.055 lượt khách, tăng 27,48% so với năm 2006, trong đó có 639.058 lượt khách lưu trú, doanh thu đạt 365 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chất lượng dịch vụ và chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có một nghiên cứu thực tế nào được thực hiện để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại Cần Thơ.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát 150 du khách (35 khách quốc tế, 115 khách nội địa) vào quý 1 năm 2007 và 2008 tại các điểm du lịch sinh thái vườn, Thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái và lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng dịch vụ; từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch Cần Thơ.
    Thành phần dịch vụ được đánh giá bằng mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman (1980) thông qua cảm nhận của du khách. Chất lượng dịch vụ được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một hãng cụ thể nào đó dựa trên sự so sánh thành tích của hãng đó trong việc cung cấp dịch vụ với sự mong đợi chung của khách hàng đối với tất cả các hãng khác trong cùng ngành cung cấp dịch vụ.
    Đồng thời, đề tài còn sử dụng mô hình hồi qui logistic nhị nguyên để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch sinh thái Cần Thơ. Phương pháp phân tích này có nhiều điểm ưu việt hơn các phương pháp khác bởi vì phương pháp này có thể tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích phân biệt (discriminant analysis) vừa tận dụng được những ưu điểm của phương pháp phân tích hồi quy tương quan, khi mà biến độc lập của phương pháp hồi quy logistic lại là một biến nhị phân chứ không phải là một biến số học (numerical).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...