Luận Văn Phân tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển và liệu Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 24/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Đề tài: Phân tích các nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước đang phát triển và liệu Việt Nam có xẩy ra 1 cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai gần hay không?
    1. Khái niệm khủng hoảng tài chính là gì?
    Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình.
    Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá so với nguồn cung. Nhu cầu về tiền mặt của người dân hay các nhà đầu tư nước ngoài đã gây sức ép cho hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính, khiến cho hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có thể sụp đổ.
    Theo quy luật của sự phát triển, khi một nền kinh tế đi đến điểm phát triển cực đại, chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế, chính trị, xã hội, nền kinh tế đó sẽ chuyển sang chu kỳ đi xuống suy thoái, khủng hoảng. Trong nền kinh tế thế giới hiện đại, sự lây lan của cuộc khủng hoảng tài chính thường đi kèm với tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài.
    Dấu hiệu của cuộc khủng hoảng tài chính bao gồm:
    + Các NHTM không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
    + Các khách hàng vay vốn , gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
    + Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
    2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính:
    Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ nần.
    Khủng hoảng tiền tệ theo nghĩa hẹp: thường gắn liền với chế độ tỷ giá hối đoái cố định, tức trong một hoàn cảnh hết sức bị động, như kinh tế đi xuống hoặc vấp phải sự đầu cơ cực lớn, một quốc gia đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định sẽ phải điều chỉnh chế độ này ở trong nước và chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi. Và mức độ tỷ giá hối đoái mà thị trường quyết định thường cao hơn rất nhiều mức độ mà chính phủ cố gắng duy trì và khó kiểm soát. Hiện tượng này chính là khủng hoảng tiền tệ.
    Theo nghĩa rộng: Khủng hoảng tiền tệ là hiện tượng biến động của tỷ giá hối đoái vượt quá phạm vi mà một quốc gia cố thể gánh chịu.
    Khủng hoảng ngân hàng: Là hiện tượng ngân hàng can thiệp quá sâu hoặc cho doanh nghiệp vay vốn vào các hoạt động có độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán. Vốn tín dụng được đầu tư quá nhiều cho bất động sản và những lĩnh vực phi sản xuất sẽ dẫn tới mất cân đối tài chính kinh tế, tỷ lệ nợ xấu quá lớn khiến hoạt động kinh doanh tiền tệ bị trì trệ dẫn đến nguy cơ phá sản.
    Khủng hoảng nợ nần: xảy ra ở một số nước đang phát triển khi tỷ lệ thanh toán nợ nước ngoài vợt quá khả năng thanh toán của nước đó. Tỷ lệ này thường là 20%. Khi đó chính phủ sẽ không có khả năng trả nợ, các chủ nợ lại đua nhau đến đòi dẫn tới việc chính phủ phải vay nợ trong nước hoặc in tiền. Nếu vay vốn trong nước trả nợ đương nhiên làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng rất lớn, suy thoái là điều chắc chắn. Nếu nhà nước in tiền sẽ dẫn tới lãi suất giảm, tiền mất giá và lạm phát lên cao.
    Nguyên nhân dẫn tới việc các khách hàng vay vốn không thực hiện được các nghĩa vụ thanh toán là do gặp phải vấn đề thanh khoản, hoặc do cố tình chiếm dụng vốn vì điều này có thể có lợi ở khía cạnh nào đó. Tình trạng mất khả năng thanh toán bắt nguồn từ các vụ phá sản, kinh doanh thua lỗ và các vấn đề về chi tiêu của Chính phủ. Sự mất khả năng thanh toán thường có tính dây chuyền. Vì vậy, khủng hoảng tài chính là điều dễ xảy ra.
    Một điều nữa, thành phần chính của các cuộc khủng hoảng tài chính là các thông tin không đối xứng. Thông tin không đối xứng có vai trò chính yếu trong các giao dịch tài chính. Nó đưa người vay tới những hành vi cơ hội nguy hiểm và là mầm mống cho những kỳ vọng xấu của người cho vay về người đi vay. Vì vậy, để hạn chế những thông tin không đối xứng thì hai bên đi vay và cho vay cần có càng nhiều thông tin càng tố về nhau thông qua những câu hỏi và người cho vay hỏi người đi vay để tránh sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu tư.
    Mặt khác, một trong những yếu tố căn bản khác dẫn đến cuộc khủng hoảng là tình trạng xấu đi nhanh chóng của bảng cân đối kế toán ngân hàng mà nguyên nhân trực tiếp là từ những khoản vay không có khả năng thanh toán ngày càng tăng.
    Cộng với khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành pháp lý ngân hang dẫn đến những khoản lỗ do nợ xấu bắt đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...