Tiểu Luận Phân tích các mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH CÁC MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC
    Lời nói đầu


    Trong hơn 20 năm qua, quá trình cải tổ của các nước thuộc hệ thống Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) đã đi theo hai con đường khác nhau. Các nước XHCN ở châu Âu lựa chọn con đường quay trở lại chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN). Tuy nhiên, sự quay trở lại con đường TBCN đã không đem lại cho các nước này kết quả mong muốn. Ngược lại, nhiều nước rơi vào tình trạng suy thoái, hỗn loạn, bị xâu xé bởi các mâu thuẫn dân tộc và âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Việt Nam lựa chọn con đường xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, tức là xây dựng nền kinh tế, trong đó thừa nhận các loại hình và chế độ sở hữu khác nhau, nhưng công hữu giữ vai trò chủ đạo, thừa nhận KTTT, thậm chí hội nhập vào nền kinh tế thế giới, theo “luật chơi” của các nước tư bản, nhưng về mặt chính trị vẫn duy trì nền tảng chính trị của CNXH, trong đó mấu chốt là Đảng cộng sản cầm quyền, xây dựng nhà nước XHCN có khả năng thi hành các chính sách định hướng XHCN. Những thành tựu trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội, cải thiện mức sống và nâng cao vị thế quốc gia; trong giữ vững độc lập, tự chủ, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại của Việt Nam . đã khẳng định sự lựa chọn đường lối phát triển đất nước là đúng đắn.


    Vai trò kinh tế của nhà nước đã thể hiện trong lịch sử và được bàn tới trong nhiều tác phẩm của các nhà kinh điển CNXH khoa học song vai trò kinh tế và phương thức điều tiết nền KTTT của nhà nước XHCNcó những nét độc đáo và là đặc điểm cơ bản của CNXH ngày nay.


    Khác với sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản độc quyền mang tính chất là những giải pháp có tính tình thế, ứng phó nhất thời trước những chấn động kinh tế, chính trị, xã hội hoặc trước những nhiệm vụ cấp bách đặt ra, đặc biệt là trong tình huống của thời chiến; sự điều tiết kinh tế của nhà nước XHCN là những chỉ tiêu, mục đích lâu dài.


    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 1
    Nội dung 2
    I. Vai trò kinh tế của Nhà nước đối với nền kinh tế. 2
    1. Vai trò kinh tế của các Nhà nước trong lịch sử. 2
    2. Vai trò kinh tế vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 4
    II. Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. 5
    1. Về mục tiêu phát triển: 5
    2. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo: 5
    3.Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu. 6
    4. Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN. 6
    5. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập. 8
    III. Phân tích các mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước: 8
    1. Các mục tiêu quản lý kinh tế của Nhà nước: 8
    2. Chức năng kinh tế của Nhà nước: 8
    IV. Một số những giải pháp cơ bản để nhằm đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước ta hiện nay. 10
    1. Phân định rõ chức năng quản lý giữa các bộ với chính quyền các cấp theo hướng: 10
    2. Hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước: 10
    a. Pháp luật. 11
    b. Kế hoạch hoá. 11
    c. Hệ thống tài chính – tiền tệ. 12


    Kết luận 15
    Tài liệu tham khảo 16
     
Đang tải...