Tài liệu Phân tích các mục tiêu, động lực trong quản lý, liên hệ vấn đề tiền lương và thu nhập. Nêu giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong hoạt động quản lý thì mục tiêu và động lực là hai vấn đề quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của hệ thống quản lý. Nắm vững khái niệm về mục tiêu, động lực và mối quan hệ của chúng, nhà quản lý sẽ biết cách tác động hiệu quả nhằm thúc đẩy hệ thống nhanh chóng đạt được những mục tiêu đã được xác định.

    Mục tiêu của quản lý là trạng thái tương lai mà chủ thể mong muốn đạt được trong quá trình vận động của hệ thống tại thời gian và không gian xác định. Nó là tiêu đích mà mọi hoạt động của hệ thống hướng tới, nó định hướng và chi phối sự vận động của toàn bộ hệ thống quản lý. Mục tiêu quản lý phải được xác định trước để chi phối, dẫn dắt cả chủ thể và đối tượng quản lý trong toàn bộ quá trình hoạt động. Mục tiêu trong quản lý cũng là sản phẩm quản lý của chủ thể quản lý, nó được xây dựng dựa trên sự nhận thức của chủ thể quản lý về quy luật vận động của hệ thống quản lý và các vấn đề có liên quan.

    Việc xác định mục tiêu trong quản lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý bởi vì nếu xác định mục tiêu sai, mọi hoạt động của hệ thống sẽ trở thành vô nghĩa, thậm chí gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu của quản lý phải đảm bảo tính liên tục và kế thừa của hệ thống; nội dung phải rõ ràng, cụ thể bằng các chỉ tiêu định lượng là chủ yếu; phải tiên tiến, thể hiện sự phấn đấu của các thành viên, sự phát triển của hệ thống đồng thời nó cũng phải xác định rõ về mặt thời gian.

    Mặt khác, do quản lý là một tiến trình vừa có tính cách tĩnh, vừa có tính cách động cho nên vai trò của mục tiêu trong quản lý cũng thể hiện hai mặt : tĩnh và động. Về mặt tĩnh, khi xác định cụ thể các mục tiêu mà tổ chức theo đuổi thì nhà quản lý đặt các mục tiêu đó làm nền tảng của kế hoạch nhằm xây dựng hệ thống quản lý. Về mặt động, các mục tiêu quản lý không phải là những điểm mốc cố định mà là linh hoạt phát triển với những kết quả mong đợi ngày càng cao hơn trên cơ sở xem xét các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có của tổ chức.

    Mục tiêu quản lý có nhiều loại, nhiều cấp, nhiều thứ bậc với những khoảng thời gian khác nhau: có mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị và mục tiêu xã hội; có mục tiêu cấp thấp và mục tiêu cấp cao; mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt, mục tiêu chủ yếu và mục tiêu thứ yếu Mục tiêu chung tạo ra những phương hướng rộng lớn cho việc ra quyết định và không thay đổi trong nhiều năm. Các mục tiêu tạo thành một hệ thống phân cấp từ mục tiêu chung của hệ thống đến mục tiêu của bộ phận, mục tiêu cá nhân và tạo thành cả một hệ thống mạng lưới khi các mục tiêu được phát triển, được phản ánh trong các chương trình phối hợp chặt chẽ với nhau. Trong các mục tiêu quản lý, mục tiêu cấp thấp phải phục tùng, thống nhất và định hướng vào mục tiêu cấp cao; mục tiêu ngắn hạn phải thống nhất và định hướng vào mục tiêu lâu dài. Vì vậy, việc cụ thể hóa hệ thống mục tiêu và bảo đảm sự thống nhất của hệ thống mục tiêu là trách nhiệm của cơ quan quản lý các cấp nhằm tránh tình trạng rối loạn mục tiêu, mục tiêu cấp thấp và mục tiêu trung gian sẽ không hướng vào mục tiêu cuối cùng. Trong hệ thống mục tiêu đó, con người luôn là mục tiêu lớn nhất, bao trùm nhất của tất cả mọi lĩnh vực quản lý.

    Còn động lực trong quản lý là những yếu tố quyết định sự vận động, phát triển của toàn bộ hệ thống quản lý nhằm hướng đến các mục tiêu đã xác định. Động lực là “cái thúc đẩy làm cho biến đổi và phát triển”, nó tác động trực tiếp đến hành vi của cá nhân, của tập thể; từ đó tạo khả năng thực hiện các mục tiêu đã hoạch định.

    Động lực có nhiều loại khác nhau tùy theo cách tiếp cận và nghiên cứu, xét trên khía cạnh quản lý thì cần chú ý đến động lực bên trong và động lực bên ngoài, động lực trực tiếp và động lực gián tiến, động lực cá nhân, tập thể và xã hội, động lực vật chất và động lực tinh thần. Động lực cá nhân trong tổ chức là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Động lực vật chất là khả năng thỏa mãn về vật chất, còn động lực tinh thần chính là sự đánh giá của tập thể, của xã hội về hoạt động của cá nhân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...