Luận Văn Phân tích các mô hình sử dụng đất chủ yếu làm cơ sở định hướng cho quy hoạch sử dụng đất tại xã Chu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    Đặt vấn đề

    Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất một cách tuỳ tiện đã mang lại những kết quả xấu cho sản xuất nông lâm nghiệp và môi trường sống của chúng ta. Nhất là ở những nước đang phát triển, đất đai luôn được coi là tài sản vô giá của quốc gia, là cuộc sống của người dân.

    Do canh tác không hợp lý, nhiều cánh rừng tự nhiên bạt ngàn, ở đó động thực vật vô cùng phong phú, một tài nguyên vô giá của trái đất đã bị huỷ diệt. Thay vào đó là những cánh đồng hoang, sa mạc, đất đai cằn cỗi không còn khả năng sản xuất.

    Việc đốt nương làm rẫy một cách bừa bãi đến lúc đất trở thành nghèo kiệt, lại bỏ đi tới nơi khác, lại tiếp tục vòng quay đó từ đầu. Cái vòng luẩn quẩn luân hồi đó đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là ở những vùng dân số tăng nhanh, trình độ dân trí lạc hậu, kinh tế thấp kém. Tình trạng diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm một cách nhanh chóng, đất đai bị thoái hoá, trơ trọc cũng đang là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Những người sử dụng đất chỉ khai thác, bóc lột đất, không nghĩ tới phục hồi và bảo vệ nó.

    Trong luật đất đai năm 1993. tại chương 2 điều 13 quy định về kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai là một trong 7 nội dung quản lý của nhà nước về đất đai. Điều 16, 17, 18 quy định trách nhiệm, nội dung, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều đó cho thấy quy hoạch và kế hoạch sdđ có vai trò và vị trí quan trọng trong công tác quản lý đất đai, là yêu cầu đặt ra với mỗi địa phương trong phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở để nhà nước thống nhất QHSDĐ đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả, nhất là đối với nước ta đang đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển.

    ở khu vực miền núi nước ta, cụ thể là đơn vị hành chính cấp xã nhiều nơi chưa có những quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể, việc phân bổ quỹ đất đai chưa hợp lý dẫn đến việc sản xuất nông, lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hoặc đã có những quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã nhưng chủ yếu dựa trên phương pháp quy hoạch truyền thống với cách tiếp cận một chiều từ trên xuống( Top – down Approach) mang nhiều nội dung của quy hoạch vĩ mô mà chưa thực hiện theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên( Bottom – up Approach).

    Công tác QHSDĐ đã và đang được tiến hành ở nhiều địa phương nhưng vẫn còn non trẻ, kinh nghiệm thực tế ít, điều kiện cơ sở vật chất và kỹ thuật còn giản đơn. Vì vậy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công tác thiết kế, xây dựng các đồ án quy hoạch còn nhiều hạn chế.
    Hiện nay ở một số địa phương công tác quy hoạch chủ yếu dựa vào hiện trạng SDĐ áp đặt cho một loại hình sản xuất mà chưa tính đến các yếu tố tiềm năng sản xuất của đất đai, tính phù hợp giữa đất đai và cây trồng, điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu nguyện vọng của người dân Từ việc xác định chính xác, hợp lý các yếu tố trên sẽ hình thành lên các MHSDĐ khác nhau với những hiệu quả và lợi ích thiết thực hơn đối với đời sống cộng đồng.

    Trong thực tế, tại mỗi địa phương luôn tồn tại nhiều MHSDĐ khác nhau. Các mô hình này được hình thành lên từ sự tích luỹ kinh nghiệm thực tế SDĐ của cộng đồng. Do đó việc điều tra, nghiên cứu, phân tích các MHSDĐ đang tồn tại ở địa phương để phát triển, nhân rộng hơn nữa những mô hình SDĐ có hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả môi trường cao. Nhằm làm cơ sở cho công tác QHSDĐ sau này, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

    Chính vì vậy, quy hoạch và kế hoạch hoá việc SDĐ là một vấn đề hết sức cần thiết và giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp cho các cấp, các ngành sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai tránh được sự trồng chéo gây lãng phí, lấn chiếm, huỷ hoại môi trường đất, tránh được sự phá vỡ môi trường sinh thái hoặc kìm hãm quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

    Xã Chu Điện là một trong những xã miền núi của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Hiện tại xã có nhiều MHSDĐ nhưng chưa xác định được mô hình nào mang lại hiệu quả cao và có khả năng lan rộng. Vì vậy cần có những nghiên cứu, phân tích các MHSDĐ nhằm giúp người dân thấy được tầm quan trọng của nó để từ đó họ sẽ phát triển các mô hình nào phù hợp với khả năng của mình, đem lại hiệu quả cao nhất, đồng thời việc phân tích, nghiên cứu các MHSDĐ để làm cơ sở định hướng cho việc QHSDĐ tại địa phương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...