Tiểu Luận Phân tích các điều kiện để quyết định sa thải người lao động được coi là hợp pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sa thải người lao động là trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, buộc người lao động phải nghỉ việc không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng lao động khi người lao động vi phạm kỉ luật lao động đã được quy định trong nội quy lao động hoặc được pháp luật quy định. Việc xử lí kỉ luật sa thải thuộc quản lí của người sử dụng lao động khi người đó có hành vi vi phạm kỉ luật ở mức độ sa thải. Tuy nhiên, quyền quản lí này cũng mang tính giới hạn. Điều đó có nghĩa là, không phải người sử dụng lao động muốn người lao động bị sa thải khi nào cũng được. Quyết định sa thải người lao động được coi là hợp pháp khi quyết định sa thải ấy đúng về căn cứ và đúng về thủ tục.
    1.1. Về căn cứ
    Căn cứ xử lí kỉ luật lao động nói chung, kỉ luật sa thải nói riêng là cơ sở mang tính pháp lí mà dựa vào đó người sử dụng lao động quyết định xử lí hay không xử lí kỉ luật đối với người lao động. Việc xử lí kỉ luật lao động nhằm mục đích giáo dục ý thức chấp hành kỉ luật của người lao động nên không cần yếu tố thiệt hại về tài sản, chỉ cần người lao động có hành vi vi phạm là có thể bị xử lí kỉ luật. Do đó, cơ sở để xử lí kỉ luật sa thải có hai căn cứ: hành vi vi phạm kỉ luật lao động và lỗi của người vi phạm.
    Thứ nhất, hành vi vi phạm kỉ luật lao động là hành vi của người lao động vi phạm các nghĩa vụ lao động đã được quy định chủ yếu trong nội quy lao động của đơn vị. Ngoài ra hành vi vi phạm kỉ luật lao động còn bao gồm cả việc không tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động hay yêu cầu về tinh thần trách nhiệm do chính vị trí công tác của người lao động gây ra. Pháp luật lao động một số nước trên thế giới đều xác định hai trường hợp vi phạm kỉ luật lao động, đó là các quy định trước trong nội quy lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể đã được tòa án kiểm chứng đã có quy định trước và nếu không có quy định trước thì mọi sự bất tuân lệnh của chủ doanh nghiệp đều là vi phạm.
    Các biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm kỉ luật lao động, cụ thể là kỉ luật sa thải được quy định tại khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động: "Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
    a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;
    c) Người lao động tự ý bỏ việc bảy ngày trong một tháng hoặc 20 ngày trong một năm mà không có lý do chính đáng".
    Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85, người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Đối tượng của hành vi trộm cắp, tham ô có thể là máy móc, thiết bị, vật tư Tội trộm cắp được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999, tội tham ô tài sản được quy định tại Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999. Đối tượng của hành vi tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh có thể là những tài liệu, số liệu, bí quyết kinh doanh Ở đây, với những hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh Nhà nước không quy định giá trị thiệt hại là bao nhiêu. Điều đó, có nghĩa là người sử dụng lao động có quyền sa thải người lao động khi chứng minh được người lao động mắc phải một trong số những hành vi này trên thực tế.
    Ngoài hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh người lao động còn có thể bị sa thải khi có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản, lợi ích của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì mức thiệt hại được coi là không nghiêm trọng theo Điều 89 của Bộ luật lao động là mức thiệt hại gây ra dưới 5 triệu đồng. Như vậy, căn cứ vào quy định trên, thì "thiệt hại nghiêm trọng" được hiểu là mức thiệt hại gây ra từ 5 triệu đồng trở lên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...