Tiểu Luận Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Lý thuyết: Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động:
    Thiết nghĩ, điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực: Là tổng hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mà khi các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải tuân theo. Nếu các bên tuân thủ theo các yêu cầu này thì hợp đồng lao động đó có hiệu lực còn nếu các bên vi pham một trong các điều kiện này thì hợp đồng lao động vô hiệu.
    Trong bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung, chương 5 về hợp đồng lao động không dành một điều nào để quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, song trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tất cả các quy định của bộ luật lao động sửa đổi và bộ luật dân sự năm 2005 thì em xin đưa ta những điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực như sau (gồm 4 điều kiện):
    1, Điều kiện về chủ thể:
    Các quy định về chủ thể giao kết hợp đồng là những điều kiện mà chủ thể tham gia quan hệ đó phải có, đó là năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động.
    * Về phía người lao động:
    Theo đoạn một Điều 6 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.
    Và theo đoạn một Điều 120 Bộ luật lao động thì: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số ngành nghề và công việc do Bộ lao động – Thương binh và xã hội quy định.
    Qua đó ta thấy, pháp luật nước ta quy định những người từ đủ 15 tuổi, có khả năng lao động (có sức khoẻ, có trình độ chuyên môn, khả năng nghề nghiệp), tự nguyện ký kết hợp đồng lao động và thực hiện những công việc mà pháp luật không cấm thì trở thành chủ thể của hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động với trẻ em dưới 15 tuổi với đối tượng là người lao động, ngoài những ngành nghề do bộ Lao động thương bình và xã hội quy định thì vô hiệu.
    Đoạn hai Điều 10 Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung thì: Đối với những ngành nghề và công việc được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc tiếp nhận và sử dụng trẻ em phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
    Hiệu lực của hợp đồng lao động đối với những ngành nghề được nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề phụ thuộc vào sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp. Trường hợp người sử dụng lao động ký kết hợp đồng với các đối tượng nói trên mà chưa hỏi ý kiến của cha mẹ, người đỡ đầu hoặc người giám hộ hợp pháp thì hợp đồng tạm thời chưa có hiệu lực. Nếu sau khi hỏi ý kiến mà cha mẹ, người giám hộ hợp pháp đồng ý thì hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày ký kết (Khoản 1 Điều 33 Bộ luật lao động). Việc pháp luật quy định những đối tượng dưới 15 tuổi vẫn là chủ thể của hợp đồng lao động đối với một số ngành nghề nhưng phải có sự đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hợp pháp là thừa nhận khả năng lao động của những người dưới 15 tuổi và trách nhiệm bồi thường nếu thiệt hại xảy ra.
    Đối với người sử dụng lao động thì nhìn chung việc giao kết hợp đồng lao động là mang tính trực tiếp, không được uỷ quyền (trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 5 nghị định 44/2003/NĐ-CP).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...