Tài liệu Phân tích các đặc trưng cơ bản của một tổ chức

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặc trưng của một tổ chức bao gồm nhiều đặc trưng như sau:
    1.Mục tiêu của tổ chức
    Mục tiêu của tổ chức là cái đích mà tổ chức mong muốn đạt đến.Mục tiêu của bất kỳ tổ chức nào trong xã hội cũng đều có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại, vận động và phát triển của tổ chức.Mục tiêu được xác định khi thành lập khi thành lập tổ chức và được cùng phát triển, bổ sung cùng với sự trưởng thành của tổ chức.Mục tiêu là sự mong muốn, đòi hỏi phải xác định có cơ sở khoa học và biết cách thức để đạt được.Bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt cũng phải đề ra mục tiêu hết sức rõ ràng cho mình.Xác định được mục tiêu xác đáng, rõ ràng đòi hỏi phải có sự phân tích và lựa chọn từ một khối lượng lớn những yếu tố, nhân tố diễn ra trong môi trường hoạt động tương lai.Có nhiều loại mục tiêu trong tổ chức như: mục tiêu chiến lược;mục tiêu mang tính phối hợp; các mục tiêu tác nghiệp, hoạt động.Mục tiêu của tổ chức cũng có thể chia thành mục tiêu chung, tổng quát và mục tiêu cụ thể.Cấp độ của mục tiêu chi tiết có thể khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô của tổ chức và vấn đề mà tổ chức quan tâm. Một tổ chức là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh kiếm lời, mục tiêu chung là lợi nhuận. Nhưng để đạt lợi nhuận, doanh nghiệp phải đề ra nhiều nhóm mục tiêu khác.Mục tiêu dài hạn là các kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài. Số năm thực hiện mục tiêu này thường dài hơn một chu kỳ quyết định.Mục tiêu trung hạn nhằm làm thế nào để phát triển tổ chức và điều chỉnh tổ chức phù hợp với sự thay đổi của môi trường.Mục tiêu ngắn hạn, đó là các mục tiêu mà tổ chức dự định đat được trong chu kỳ quyết định.
    2. Cơ cấu của tổ chức
    Đây cũng là đặc trưng cơ bản của một tổ chức.Cơ cấu tổ chức được hiểu như là cấu trúc bên trong và các quan hệ giữa các cá nhân , bộ phận cấu thành tổ chức nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành tốt, đạt được các mục tiêu của tổ chức.Mỗi một tổ chức dù lớn hay bé đều có sự phân chia nhất định những hoạt động của tổ chức để đạt đến mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Nếu tổ chức cành có nhiều hoạt động và càng có nhiều người tham gia, việc bố trí, chia nhóm thành các bộ phận khác nhau có ý nghĩa ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả của tổ chức. Các nhóm hay từng bộ phận nhằm thực hiện một công việc hay nhiều công việc giống nhau do những người có trình độ nhất định đảm nhận.
    #Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ chức như:
    -chiến lược phát triển tổ chức.
    -quy mô tổ chức.
    -công nghệ mà tổ chức sử dụng.
    -môi trường
    -quyền và sự kiểm soát quyền lực
    #Cơ cấu tổ chức có nhiều loại:
    -Mô hình cứng nhắc
    -Mô hình hữu cơ, thích ứng linh hoạt
    -mô hình trực tuyến hay còn gọi cơ cấu tổ chức thẳng đứng
    -mô hình cơ cấu tổ chức theo chức năng.
    -mô hình cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
    -mô hình theo khu vực
    -mô hình theo khách hàng
    -các mô hình hỗn hợp
    3.Quyền lực trong tổ chức
    Thuật ngữ quyền lực của tổ chức cũng có thể hiểu như là sức mạnh của tổ chức để làm thế nào tổ chức đạt được các mục tiêu đề ra.Sức mạnh của tổ chức hay quyền lực của tổ chức chính là sức mạnh tạo nên tổ chức và tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu. Xét trên nghĩa đó, quyền lực của tổ chức có thể chia thành hai nhóm:
    +)quyền lực của tổ chức đối với thành viên của tổ chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...