Tiểu Luận Phân tích các chức năng cơ bản của dư luận xã hội? Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Dư luận xã hội là hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội. Xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử, dư luận xã hội phát triển cùng với quá trình vận động, phát triển của bản thân xã hội loài người. Với những chức năng nhất định của mình, dư luận xã hội ảnh hưởng tới nhiều mặt của xã hội, trong đó pháp luật. Vậy dư luận xã hội có những chức năng gì? Tác dụng của nó đối với pháp luật ra sao? Để trả lời những câu hỏi đó, trong bài tập lớn học kì môn xã hội học của mình, em đã chọn đề tài số 08: “Phân tích các chức năng cơ bản của dư luận xã hội? Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật

    I. NỘI DUNG
    1. Khái niệm dư luận xã hội
    1.1 Định nghĩa
    Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất nhận xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới những lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
    1.2 Đối tượng của dư luận xã hội
    Đối tượng của dư luận xã hội không phải là mọi thực tế xã hội nói chung, mà chỉ là những vấn đề được xã hội quan tâm tới, ví nó có liên quan tới các nhu cầu, lợi ích về vật chất, tinh thần của họ. Chỉ có các sự kiện, hiện tượng xã hội có tính thời sự, cập nhật trình độ hiểu biết của công cúng được công chúng quan tâm mới có khả năng trở thành đối tượng của dư luận xã hội. Ví dụ như vấn để về giá cả thị trường, thiên tai, vấn đề kinh tế, phòng chống dịch bệnh, an toàn và vệ sinh thực phẩm.
    Như vậy dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có những vấn đề có ý ngĩa xã hội đụng chạm đến lợi ích của cả cộng đồng, có tầm quan trọng cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phán xét, đánh giá hoặc când phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể. Đó có thể là vấn đề về chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa hay đạo đức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...