Luận Văn Phân tích các chỉ tiêu Độ kiềm, độ cứng, hàm lượng Cl-, PO43-, SiO2 trong nước lò và ảnh hưởng của c

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi minhtu16789, 3/6/12.

  1. minhtu16789

    minhtu16789 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Nước có tầm quan trọng rất lớn đối với sự sống. Mọi sự sống trên trái đất đều cần có nước. Nước nắm giữ nhiều vai trò sống còn và chiếm một tỷ lệ khối lượng rất lớn trong cơ thể sinh vật. Ở một số sinh vật, nước chiếm đến 90% khối lượng cơ thể. Trong cơ thể người, nước chiếm đến 2/3 khối lượng cơ thể. Trung bình mỗi ngày, mỗi người cần đưa vào cơ thể (qua ăn, uống) từ 2,5 đến 4 lít nước. Còn nước dùng cho sinh hoạt của một người còn lớn hơn nhiều.Nước không những quan trọng trong sinh hoạt mà còn quan trọng trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp, để tinh chế 150 lít dầu mỏ cần dùng 3m3 nước, sản xuất 1 tấn thép cần 25m3 nước, còn sản xuất 1 tấn giấy cần 100 m3 nước Như vậy, nước trở thành nguồn nguyên, nhiên liệu quý giá cho ngành công nghiệp, nhất là đối với quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) của một quốc gia.
    Ở Việt Nam, quá trình CNH, HĐH đang diễn ra mạnh mẽ. Bắc Giang là một thành phố trẻ đang trên đà hội nhập phát triển theo xu thế chung của đất nước. Cùng với những lợi thế hiện có của vùng, Bắc Giang đã biết tận dụng và phát huy những lợi thế đó. Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, nguyên là nhà máy sản xuất phân đạm đầu tiên của Việt Nam mang tên Nhà máy phân đạm Hà Bắc và nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, là một thành viên trực thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam. Trụ sở công ty tại phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Nhà máy phân đạm Hà Bắc ra đời vào những năm 60 của thế kỷ 20. Lịch sử của nhà máy có thể được tính đến từ ngày 18 tháng 2 năm 1959, khi Chính phủ Việt Nam ký với Chính phủ Trung Quốc hiệp định về việc Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng nhà máy phân đạm. Trong toàn bộ dây chuyền sản xuất Nhà máy, nước là nguồn nguyên_nhiên liệu chính, đóng vai trò quan trọng giúp cho các hoạt động của công ty diễn ra thuận lợi.
    Với những kiến thức được trang bị tại trường và qua thực tế thực tập tại Phòng phân tích xưởng Nhiệt_công ty TNHHMTV Hóa chất và Phân đạm Hà Bắc thuộc tỉnh Bắc Giang, theo em, để việc sản xuất phân đạm _ điện hiệu quả cần phải có sự nghiên cứu đánh giá đúng các thông số của nguồn nước cấp và đưa ra các giải pháp phù hợp trong quá trình vận hành dây chuyền sản xuất cũng như khắc phục các sự cố xảy ra. Chính vì vậy, em đã làm bài khóa luận này với đề tài: “Phân tích các chỉ tiêu Độ kiềm, độ cứng, hàm lượng Cl-, PO43-, SiO2 trong nước lò và ảnh hưởng của chúng đến thiết bị và dây chuyền sản xuất”. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung, nhận xét của thầy cô cùng bạn đọc!


    LỜI CÁM ƠN 5
    MỞ ĐẦU 6
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN 8
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP 8
    1.1.1. Các loại nguồn nước dùng để cấp nước 8
    1.1.1.1 Nước mặt 9
    1.1.1.2. Tiêu chuẩn chất lượng nước cấp cho công nghiệp 12
    1.1.2. Một số quy trình xử lý nước 13
    1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỘ KIỀM, CLORUA, PHOTPHAT, ĐỘ CỨNG, SILICDIOXIT, ĐỘ ĐỤC 15
    1.2.1. Độ kiềm. 15
    1.2.2. Tính chất của Clo 16
    1.2.2.1. Tính chất vật lý 17
    1.2.2.2. Tính chất hóa học: 17
    1.2.2.3. Trạng thái tự nhiên và sự chuyển hóa chất nghiên cứu trong mẫu chất nghiên cứu. 19
    1.2.2.4. Tình hình ứng dụng Clo trong và ngoài nước 19
    1.2.3. PO43- : 20
    1.2.3.1. Nguồn gốc 20
    1.2.3.2. Tính chất 21
    1.2.4. Độ cứng 21
    1.2.5. Điôxít silic 22
    1.2.6. Độ đục 23
    1.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ KIỀM, ĐỘ CỨNG, HÀM LƯỢNG Cl-, PO43- , SiO2 ĐẾN THIẾT BỊ VÀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 24
    1.3.1. Ảnh hưởng của độ kiềm 24
    1.3.2. Ảnh hưởng của hàm lượng Cl- 25
    1.3.3. Ảnh hưởng của hàm lượng PO43- 25
    1.3.4. Ảnh hưởng của độ cứng 26
    1.3.5. Ảnh hưởng của SiO2 27
    1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 27
    1.4.1. Phương pháp so màu: 27
    1.4.1.1. Phương pháp so màu bằng mắt. 27
    1.4.1.2. Phương pháp so màu bằng máy: 28
    1.4.2. Phương pháp đo quang 29
    1.4.2.1. Nguyên tắc: 29
    Là phương pháp phân tích dựa trên cơ sở đo độ hấp thụ ánh sáng của dung dịch chất xác định dưới dạng phức màu ở vùng phổ có bước sóng xác định. 29
    1.4.2.2. Cơ sở của phương pháp: 29
    1.4.3. Phương pháp xác định 30
    CHƯƠNG II: DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT 32
    1.1. HÓA CHẤT 32
    1.2. DỤNG CỤ 33
    1.3. PHA CHẾ HÓA CHẤT 34
    CHƯƠNGIII : THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
    1.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    1.2. CÁCH LẤY MẪU 37
    1.2.1. Sơ đồ lò hơi tại nhà máy 37
    1.2.2. Nguyên tắc của việc lấy mẫu: 38
    1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẪU 39
    1.3.1. Phân tích độ kiềm 39
    1.3.1.1. Nguyên tắc: 39
    1.3.1.2. Điều kiện xác định: 40
    1.3.1.3. Cách tiến hành 40
    1.3.1.4. Tính kết quả. 41
    1.3.2. Phân tích hàm lượng Cl- trong nước lò. 41
    1.3.2.1. Nguyên tắc: 42
    1.3.2.2. Điều kiện xác định: 42
    1.3.2.3. Cách tiến hành: 43
    1.2.2.4. Kết quả tính toán: 43
    1.3.3. Phân tích hàm lượng ion photphat (PO43-) 44
    1.3.3.1. Nguyên tắc: 44
    1.3.3.2. Cách tiến hành: 44
    1.3.3.3. Tính kết quả 45
    1.3.4. Phân tích độ cứng 45
    1.3.4.1. Nguyên tắc 45
    1.3.4.2. Cách tiến hành. 46
    1.3.4.3. Điều kiện xác định 46
    1.3.4.4. Tính kết quả. 46
    1.3.5. Phân tích hàm lượng SiO2 47
    1.3.5.1. Nguyên tắc 47
    1.3.5.2. Cách tiến hành 47
    1.3.5.3. Tính kết quả 48
    1.4 . KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49
    1.4.1. Các chỉ tiêu phân tích, mức khống chế trong dây chuyền sản xuất tại công ty 49
    1.2.1.2. Bảng kết quả sau khi phân tích các chỉ tiêu trong nước lò 55
    1.2.2 Đánh giá chung 62
    KẾT LUẬN 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...