Tiểu Luận Phân tích các chỉ số CAMELS của ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TMCP VIỆT NAM TÍN NGHĨA

    1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. 3
    2. Bảng tóm tắt các chỉ số CAMELS. 5
    3. Bảng tính toán chi tiết các chỉ số CAMELS. 7
    4. Phân tích chỉ số. 18
    4. Phân tích chỉ số
    4.1. Chỉ số an toàn vốn (Capital Adequacy Indicator)
    Hệ số an toàn vốn (CAR) của Việt Nam Tín Nghĩa trong giai đoạn 2007-2009 luôn duy trì ở tỷ lệ từ 21% - 52%, đặc biệt là trong năm 2009 đạt 51.44%, vượt xa với quy định về an toàn vốn của tổ chức tín dụng (8%). Điều này thể hiện tình trạng lành mạnh của Ngân hàng đối với sức ép trong nghiệp vụ tài chính của Ngân hàng. Tuy nhiên, với tỷ lệ an toàn vốn khá cao (52%) này nói lên rằng Việt Nam Tín Nghĩa sử dụng vốn không hiệu quả.
    4.2. Các chỉ số chất lượng tài sản (Asset Quanlity Indicators)
    - Tập trung tín dụng khu vực
    o Căn cứ theo loại hình doanh nghiệp của đối tượng vay: Ngân hàng này chủ yếu tập trung cho vay đối tượng cá nhân (chiếm khoản hơn 75% trên tổng dư nợ cho vay), và đối tượng công ty cổ phần, công ty tư nhân.
    o Căn cứ theo ngành nghề kinh doanh: Việt Nam Tín Nghĩa chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tư vấn và kinh doanh bất động sản (năm 2009, chiếm 78% trên tổng dư nợ cho vay), ngoài ra còn có hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng với tỷ lệ 9.41% trên tổng dư nợ cho vay.
    Hoạt động tín dụng của Việt Nam Tín Nghĩa cũng đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tư vấn và kinh doanh bất động sản và cho đối tượng cá nhân, công ty tư nhân, công ty cổ phần. Với đa ngành nghề, đa lĩnh vực cho vay thì Việt Nam Tín Nghĩa cũng hạn chế được rủi ro xảy ra do sự bất ổn định trong một ngành nghề lĩnh vực nào đó.
    - Tín dụng ngoại tệ: đến năm 2009 thì tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ trong tổng dư nợ cho vay đã giảm xuống dưới 5%, điều này nói lên rằng hoạt động cho vay của Việt Nam Tín Nghĩa đã giảm thiểu rủi ro tín dụng do tỷ giá mang lại.
    - Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay: đã giảm rõ rệt qua các năm, đến năm 2009, tỷ lệ này chỉ còn là 1.72%, xu thế giảm này báo hiệu sự gia tăng về chất lượng của danh mục đầu tư tín dụng, đồng thời cũng thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt của ngân hàng.
    - Đặc trưng của tài sản rủi ro: Tỷ lệ đầu tư chứng khoán trên tổng tài sản của Ngân hàng đã tăng qua các năm, đến năm 2009 đạt tỷ lệ 22.27%, chủ yếu tập trung vào chứng khoán đến giữ lại đến ngày đáo hạn
    - Các tỷ lệ tác dụng đòn bẩy: tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm qua các năm, đến năm 2009 đạt tỷ lệ 4, tỷ lệ này giảm xuống thể hiện tài sản của ngân hàng gia tăng với tỷ lệ chậm hơn vốn.
    4.3. Các chỉ số lành mạnh quản trị (Management Soundness Indicator)
    Quản trị lành mạnh là chìa khóa đối với sự hoàn thành hoạt động của một Ngân hàng.
    - Tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu: Với Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa thì tỷ lệ này tương đối cao, với tỷ lệ 77.59% (năm 2007), 97.05% (năm 2008), 81.18% (năm 2009), điều này đã tác động tiêu cực đến khả năng lợi nhuận của Ngân hàng. Tuy nhiên đây là Ngân hàng nhỏ và đang trên đà phát triển, nên với xu thế hoạt động hiện nay của Ngân hàng thì tỷ lệ này sẽ được giảm xuống trong thời gian tới.
    - Thu nhập trên một nhân viên: tăng qua các năm.
    - Gia tăng số lượng chi nhánh và phòng giao dịch: Việt Nam Tín Nghĩa trong ba năm qua đã mở rộng quy mô Ngân hàng, đến năm 2009 đạt 29 chi nhánh, dự kiến trong năm 2010 sẽ nâng tổng số chi nhánh lên 70 chi nhánh
    Việt Nam Tín Nghĩa đang trên đà mở rộng quy mô, khẳng định thương hiệu, nên trong thời gian này hiệu quả quản trị lành mạnh chưa cao, nhưng hứa hẹn rất tiềm năng trong tương lai.
    4.4. Các chỉ số về thu nhập và lợi nhận (Earnings and Profitability)
    Sau năm 2008, tình hình hoạt động kinh
     
Đang tải...