Luận Văn Phân tích biến động tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ tại các ngân hàng t

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


    Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhằm giải quyết nhu cầu luân chuyển vốn, nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Thông qua việc cung cấp vốn cho các cá nhân cũng như các tổ chức kinh doanh, có thể nói hoạt động ngân hàng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc khơi thông các nguồn lực và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Chính vì vai trò quan trọng của mình mà các hoạt động ngân hàng được xem là hết sức nhạy cảm, nó ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến tất cả mọi hoạt động trong nền kinh tế. Tuy nhiên nó lại chứa đựng rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, có thể là rủi ro về lãi suất, rủi ro về tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay thì loại rủi ro này đang diễn ra ở mức đáng báo động, đòi hỏi sự quan tâm của mọi ngân hàng.

    Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản cho vay hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Biểu hiện đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của rủi ro này đó chính là tỷ lệ nợ quá hạn. Theo Quyết định 493/2005 của NHNN: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo đó, nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đến nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng lớn. Căn cứ trên tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng sẽ thấy được rủi ro mà ngân hàng mình sẽ phải đối mặt, từ đó nhanh chóng đưa ra các giải pháp khắc phục, điều chỉnh lại cơ cấu nợ nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng. Nếu không ngăn chặn được loại rủi ro này thì rất dễ sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, khi đó ngân hàng sẽ không thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình và có thể bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

    Tín dụng vốn được coi là hoạt động sơ khai, truyền thống trong nghề kinh doanh ngân hàng. Cùng với thời gian thì đối tượng tín dụng của ngân hàng cũng được mở rộng, đa dạng và phong phú hơn: Từ các cá nhân, hộ gia đình đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, từ các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần đến các doanh nghiệp nhà nước Đặc biệt với nền kinh tế thị trường, số lượng các doanh nghiệp trong nền kinh tế gia tăng như vũ bảo cả về số lượng lẫn chất lượng thì nhu cầu vay vốn ngân hàng ngày càng cao. Theo điều tra thì trên 40% nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là từ việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời các khoản phí và lãi thu được từ các khoản vay của doanh nghiệp đã đem lại thu nhập không nhỏ cho các ngân hàng. Do đó có thể thấy được tầm quan trọng của ngân hàng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng như sự ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên không phải khoản vay nào cũng doanh nghiệp cũng đều tốt và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy mà rủi ro tín dụng doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý rủi ro chung của ngân hàng.

    Do hạn chế về thời gian nên nhóm chỉ nghiên cứu một khía cạnh trong rủi ro tín dụng chung, đó là rủi ro về tín dụng doanh nghiệp mà biểu hiện rõ nét nhất của nó là tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp thông qua đề tài: “Phân tích biến động tỷ lệ nợ quá hạn của tín dụng doanh nghiệp so với tổng dư nợ tại các NHTM qua 2 năm 2007 – 2008 ”.


    1. DIỄN BIẾN CỦA NỢ QUÁ HẠN:

    1.1. Phân nhóm NHTM:

    Hiện nay theo thống kê của NHNN Việt Nam có các loại hình ngân hàng như sau:

    + 3 Ngân hàng TMNN: Agribank, BIDV, MHB, Vietin ( trước tháng 12/ 2008)

    + 43 Ngân hàng TMCP trong đó đứng đầu là những ngân hàng như: Vietcombank, ACB, STB

    + 6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

    + 5 ngân hàng liên doanh

    + 1 ngân hàng chính sách

    +1 ngân hàng phát triển

    + Và hơn 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...