Chuyên Đề Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng qua ba năm 19

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Từ năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Đó là một vị thế mới trên bước đường phát triển kinh tế hoà chung với sự đi lên tất yếu của cả nước.Mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng hiện nay là trở thành một trung tâm kinh tế-văn hoá lớn của miền Trung và cả nước với chức năng cơ bản là một trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của miền Trung, là thành phố cảng, là đầu mối giao thông quan trọng về trung chuyển và vận tải của cả nước và quốc tế .Và một trong những định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng là tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất.


    Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng là một việc làm cần thiết cấp bách để tạo đà cho sự phát triển chung của thành phố.


    Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các ngành kinh tế.Năm 1999 GDP ngành công nghiệp chế biến chiếm 20,33%, năm 2000 là 19,57%, năm 2001 là 20,58%. Như vậy ngành công nghiệp chế biến được đặt vào vị trí là ngành mũi nhọn của thành phố hiện nay và trong những năm tới.


    Kinh tế thành phố Đà Nẵng có nhịp độ phát triển liên tục, chỉ tiêu GDP trong giai đoạn 1997-2001 tăng trưởng bình quân 10,6%/năm.Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến từ 32,2% năm 1996 tăng lên 42,9% năm 2000.


    Với tầm quan trọng của ngành công nghiệp chế biến hiện nay tại thành phố Đà Nẵng nên em chọn đề tài “ Phân tích biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng qua ba năm 1999-2001” làm chuyên đề kiến tập.


    Việc phân tích đề tài này sẽ giúp em sáng tỏ hơn về chỉ tiêu giá trị tăng thêm. Nó phản ánh được hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội và cũng là chỉ tiêu cơ sở quan trọng để tính các chỉ tiêu kinh tế khác. Đi sâu vào đề tài giúp em hiểu hơn về hiệu quả sử dụng nguồn lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng tài sản cố định .cũng như vai trò của các ngành kinh tế, các sản phẩm công nghiệp cơ bản ảnh hưởng đến cơ cấu VA như thế nào.


    MỤC LỤC
    Chương 1

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ TĂNG THÊM VÀ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
    TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


    A. Những vấn đề lí luận về giá trị tăng thêm
    1. Khái niệm và ý nghĩa giá trị tăng thêm
    2. Nguyên tắc tính giá trị tăng thêm
    3. Phương pháp tính giá trị tăng thêm
    4. Phương pháp phân tích giá trị tăng thêm
    B. Tổng quan về ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng
    1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng.
    2. Thực trạng về ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng
    Chương 2

    PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG QUA 3 NĂM (1999-2001)


    A. Phân tích xu hướng biến động giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng qua 3 năm (1999-2001)
    1. Tình hình biến động giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm (1999-2001)


    2. Biến động kết cấu giá trị tăng thêm
    B. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến tại thành phố Đà Nẵng qua 3 năm (1999-2001)
    1. Phân tích biến động giá trị tăng thêm theo giá so sánh do ảnh hưởng của hai nhân tố


    2. Phân tích biến động giá trị tăng thêm theo giá so sánh do ảnh hưởng của hai nhân tố:

    3. Phân tích biến động giá trị tăng thêm theo giá so sánh do ảnh hưởng của ba nhân tố:
    C. Ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động tuyệt đối VA
    D. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
    1. Hiệu quả sử dụng lao động
    2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
    3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...