Luận Văn Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay(71 trang)

    LỜI NÓI ĐẦU



    Xuất phát điểm của nền kinh tế Việt nam rất thấp, nước ta lại là một nước đông dân với tốc độ tăng dân số vào loại cao nhất trên thế giới. Vì vậy việc tận dụng khai thác hết các nguồn lực nội tại mà đặc biệt là nguồn lực con người được coi là hạt nhân của quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước là ổn định dân số, lao động là yếu tố cơ bản nhằm hoàn thành công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

    Trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lập Thạch đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là dân số quá đông, quy mô lao động rất lớn, trình độ người lao động thấp, mất cân đối lớn cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, sức chứa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã quá tải, tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động cao đã tạo ra một áp lực rất lớn tới vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của huyện.

    Trong thời gian thực tập ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tôi đã nhận thấy vấn đề biến động dân số, lao động và việc làm đang mang tính thời sự vừa cấp bách vừa lâu dài có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Do đó cần thiết và sớm phải có một sự xem xét, đánh giá một cách trung thực đầy đủ và khoa học vấn đề nói trên từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được và từng bước giải quyết những vấn đề tồn đọng nói trên để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở huyện. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Phân tích biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp của mình.

    Nội dung của đề tài bao gồm:

    Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm.

    Phần II: Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay.

    Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số, lao động và tạo việc làm cho người lao động ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

    Các phương pháp nghiên cứ đề tài:

    - Phương pháp thu thập tư liệu, các nghiên cứu của huyện có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

    - Phương pháp điều tra thống kê: Được điều tra khảo sát ở một số xã đại diện để thu thập những thông tin cần thiết để mih hoạ cho các nhận xét, đánh giá thực trạng.

    - Phương pháp toán học - thống kê: Dựa trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, sử dụng các công thức toán học, thống kê học cần thiết giúp cho việc phân tích đánh giá các hiện tượng nghiên cứu.

    - Phương pháp tổng hợp: Thông qua kết quả những phân tích các hiện tượng nghiên cứu để tổng hợp khái quát thành bản chất, xu hướng vận động của vấn đề nghiên cứu.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    1. Giáo trình dân số học. NXB Thống kê - Hà Nội 1995

    2. Giáo trình dân số và phát triển. NXB Nông nghiệp Hà Nội 1997

    3. Giáo trình kinh tế lao động. NXB Giáo dục 1997

    4. Kinh tế học các nước thế giới thứ 3. NXB Giáo dục - Hà Nội 1997

    5. Các yếu tố tác động đến mức sinh ở Việt nam

    Trung tâm nghiên cứu dư luận XH và TT dân số.

    6. Tạp chí Châu Á - TBD. Số 3- 9 năm 1994

    7. Tạp chí lao động xã hội. Số 4,8,9 năm 1999. Số 11,12 năm 2000

    8. Chính sách dân số và vấn đề giảm mức sinh. Tác giả: Khổng Văn Mẫn

    9. Một số vấn đề dân tộc học. Tác giả: Nguyễn Cạn

    10. Học vấn và mức sinh. Tác giả: Đặng Xuân. NXB Thống kê HN 1997

    11. Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.

    NXB Chính trị quốc gia HN 1994.

    12. Niên giám thống kê từ 1989 đến 2000 của Phòng Thống kê huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc.




    MỤC LỤC

    Trang

    Lời nói đầu 4


    Phần I: Cơ sở lý luận về biến động dân số, lao động và việc làm 6

    I. Các khái niệm cơ bản về dân số và sự biến động của dân số 6

    1. Quy mô và cơ cấu dân số. 6

    1.1.Quy mô. 6

    1.2. Cơ cấu dân số. 6

    2. Các quá trình dân số 7

    2.1. Mức sinh và các thước đo đánh giá mức sinh. 7

    2.2. Mức chết và các thước đo chủ yếu 8

    2.3. Di dân 10

    3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dân số 12

    3.1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh đến quá trình dân số. 13

    3.2. Ảnh hưởng của yếu tố chết đến quá trình dân số 13

    3.3 Ảnh hưởng của di dân đến biến động dân số 14

    II. Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm 14

    1. Một số khái niệm và phạm trù có liên quan. 14

    2. Phương pháp xác định nguồn lao động 15

    2.1. Dân số trong độ tuổi lao động. 15

    2.2. Dân số hoạt động kinh tế. 15

    2.3. Dân số không hoạt động kinh tế. 16

    2.4. Người thất nghiệp. 17

    3. Việc làm. 17

    3.1. Việc làm, phân loại việc làm. 17

    3.2. Tạo việc làm. 18

    III. Sự cần thiết phải điều chỉnh sự phát triển của dân số, lao động từng bước giải quyết công ăn việc làm cho người lao động . 19

    1. Sự cần thiết phải điều chỉnh sự phát triển dân số, lao động. 19

    1.1. Dân số 19

    1.2. Nguồn lao động. 20

    2. Sự cần thiết nghiên cứu vấn đề tạo việc làm cho người lao động. 20


    Phần II:Thực trạng của sự biến động dân số, lao động và việc làm ở huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc 23

    I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc. 23

    1. Vị trí địa lý. 23

    2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. 23

    II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lập Thạch. 24

    1. Về kinh tế. 25

    1.1. Sản xuất nông nghiệp. 25

    1.2. Sản xuất lâm nghiệp, kinh tế trang trại về dự án trồng cây ăn quả. 25

    1.3. Công tác giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản và tiểu thủ công nghiệp. 26

    2. Về văn hoá - xã hội. 28

    2.1. Giáo dục đào tạo. 28

    2.2. Công tác y tế - dân số và kế hoạch hoá gia đình. 28

    2.3. Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao. 28

    2.4. Công tác lao động và thực hiện các chính sách xã hội. 29

    III. Biến động dân số và các yếu tố ảnh hưởng. 29

    1. Biến động dân số. 29

    1.1. Biến động quy mô dân số. 31

    1.2. Cơ cấu dân số. 32

    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động dân số . 34

    2.1. Thực trạng mức sinh của huyện Lập Thạch. 34

    2.2. Các nhân tố làm giảm mức sinh. 39

    2.2.1. Ảnh hưởng của chương trình DS - KHHGĐ đến việc giảm mức sinh của huyện Lập Thạch. 40

    2.2.2. Tình hình sử dụng các biện pháp thai đến giảm mức sinh ở huyện Lập Thạch 42

    2.2.3. Ảnh hưởng của việc thiếu việc làm đến giảm mức sinh ở huyện Lập Thạch. 42

    2.3. Thực trạng mức chết ở huyện Lập Thạch trong một số năm qua . 43

    2.3.1. Các thuộc về kinh tế - xã hội : 45

    2.3.2. Các yếu tố thuộc về sinh học. 45

    2.4. Di dân ảnh hưởng đến sự biến động dân số trong thời gian ở huyện Lập Thạch. 45

    IV. Thực trạng về lao động ở huyện Lập Thạch trong những năm vừa qua. 47

    1. Đặc điểm và xu hướng biến động nguồn lao động ở huyện Lập Thạch. 47

    2. Thực trạng phân bố và sử dụng lao động ở huyện Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay 52

    V. Thực trạng việc làm ở huyện Lập Thạch 54

    1.Tình trạng thiếu việc làm ở huyện Lập Thạch 54

    2. Hiệu quả của công tác giải quyết việc làm được đánh giá bằng số lượng người được giải quyết việc làm và kết quả của việc thực hiện chương trình quốc gia về giải quyết việc làm. 55


    Phần III: Giải pháp về điều chỉnh dân số , lao động và tạo việc làm cho người lao động ở huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc 57

    I. Giải pháp giảm và tiến tới ổn định mức sinh 57

    1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông (TGT) 57

    2. Giải phấp y tế 58

    II. Giải pháp nâng cao chất lượng của lực lượng lao động ở huyện Lập Thạch 59

    1. Coi trọng và phát huy nhân tố con người 59

    2. Giải pháp về vốn. 60

    III. Giải pháp về đào tạo việc làm cho lao động ở huyện Lập Thạch 61

    1. Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại. 61

    2. Khai thác tốt tiềm năng kinh tế rừng. 63

    3. Khôi phục ngành nghề truyền thống. 64

    4. Giải pháp di dân nông thôn. 65

    5. Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở huyện Lập Thạch. 65

    6. Các giải pháp khác. 66


    Kết luận 68


    Tài liệu tham khảo 69
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...