Tiểu Luận Phân tích báo cáo tài chính vietcombank

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Sơ lược về NHTMCP Vietcombank
    I. Đánh giá khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn. 7
    1. Về tài sản. 7
    2. Về nguồn vốn. 10
    II. Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng. 14
    1. Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng. 14
    2. Phân tích vốn huy động : 18
    III. Phân tích tình hình sử dụng vốn. 26
    1. Phân tích tình hình dữ trữ. 26
    2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng. 28
    IV. Phân tích tình hình lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân và tổng tài sản bình quân 34
    1. Lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bình quân. 34
    2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. 40
    V. Phân tích về cơ cấu thu nhập: 41
    VI. Phân tích về hiệu quả hoạt động. 42
    1.PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 43
    2. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 46
    3. PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 50
    CỦA VIETCOMBANK TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010. 50
    Kết luận .52
    Tài liệu tham khảo 53




    Sơ lược về NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
    Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trước đây có tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành lập ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động với tư cách là một Ngân hàng TMCP vào ngày 02/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
    Trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
    Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử.
    Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc gia.Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán lẻ, Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các khách hàng là định chế tài chính.
    Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới.
    Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại, bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v .).
    Về quy mô hoạt động thì sau gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện có khoảng 11.500 cán bộ nhân viên, với gần 400 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, 74 chi nhánh và gần 300 phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với khoảng 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc.Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
    Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003). Bên cạnh đó, 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí "The Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”, được tạp chí EUROMONEY bình chọn là Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp 2006-2007.
    Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard & Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng lực nội tại ở mức D. Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với Vietcombank cũng là BB- và D.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...