Tiểu Luận Phân tích báo cáo tài chính công ty tnhh thương mại và dịch vụ sapa

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Đề tài: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAPA


    MỤC LỤC :

    LỜI CẢM ƠN :. 3
    CHƯƠNG I :. 4
    CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4
    1.1 Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ:. 4
    1.1.1 Khái niệm: 4
    1.1.2 Đối tượng. 4
    1.1.2.1 Bảng cân đối kế toán (CĐKT). 4
    1.1.2.2 Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh: 5
    1.1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT). 7
    1.1.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính ( BCTC). 7
    1.1.3 Mục tiêu: 8
    1.1.4 Ý nghĩa: 8
    1.1.4.1 Đối với các nhà quản trị 8
    1.1.4.2 Đối với các nhà đầu tư: 9
    1.1.4.3 Đối với người cho vay. 9
    1.1.4.4 Đối với nhân viên. 9
    1.1.5 Nhiệm vụ: 9
    1.1.6 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: 10
    1.2 Nội dung và phương pháp BCTC 10
    1.2.1 Phân tích sự biến động của tài sản. 10
    1.2.1.1 Phân tích sự biến động theo thời gian. 10
    1.2.1.2 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu : 11
    1.2.2 Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 12
    1.2.2.1 Phân tích biến động theo thời gian : 12
    1.2.2.2 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu : 12
    1.3. Phân tích các tỷ số tài chính:. 12
    1.3.1 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán : 12
    1.3.2 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp : 13
    1.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn : 13
    1.3.4 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu : 14
    CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAPA. 16
    2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty :. 16
    2.1.1 Giới thiệu về công ty : 16
    2.1.2 Vốn điều lệ của công ty: 17
    2.1.3 Mục đích thành lập công ty: 17
    2.1.4 Quá trình phát triển của công ty: 17
    2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô hoạt động:. 19
    2.2.1 Chức năng của công ty: 19
    2.2.2 Nhiệm vụ của công ty. 19
    2.2.3 Quy mô hoạt động của công ty: 19
    2.3 Tổ chức bộ máy quản lý và sơ đồ kênh phân phối của công ty:. 20
    2.4 Những thuận lợi và khó khan của doanh nghiệp trong quá trình đi vào hoạt động. 21
    CHƯƠNG 3:. 24
    3.1 Đánh giá tình hình tài chính của công ty qua bảng cân đối kế toán:. 24
    3.1.1 Phân tích biến động qua thời gian: 24
    3.1.1.1 Phân tích tình hình phân bổ vốn: 24
    3.1.1.2 Phân tích tình hình phân bổ nguồn vốn: 28
    3.1.2 Phân tích biến động và biến động kết cấu: 31
    3.1.2.1 Phân tích tình hình phân bổ vốn: 31
    3.1.2.2 Phân tích tình hình phân bổ vốn: 34
    3.2 Đánh giá tình hình tài chính của công ty qua báo cáo hoạt động kinh doanh:. 36
    3.2.1 Phân tích biến động theo thời gian: 36
    3.2.2. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu: 37
    3.3. Phân tích các chỉ số tài chính:. 39
    3.3.1. Phân tích tình hình công Nợ và khả năng thanh toán: 39
    3.3.1.1. Phân tích tình hình công Nợ: 39
    3.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán: 42
    3.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. 43
    3.3.2.1 vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền bình quân. 43
    3.3.2.2 Số vòng quay hàng tồn kho. 44
    3.3.2.3 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn: 45
    3.3.3 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu : 45
    3.3.3.1 Các loại thu nhập của công ty: 45
    3.3.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu : 46
    3.3.3.3 Phân tích hình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty: 46
    3.3.3.4 Phân tích tình hình thực hiện doanh thu hoạt động kinh doanh. 47
    CHƯƠNG 4:. 49
    4.1 Tóm lược. 49
    4.2 Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty:. 49
    4.2.1 Tăng doanh thu và lợi nhuận: 50
    4.2.2 Về tình hình tài chính và sử dụng vốn: 53
    4.2.3 Về nguồn nhân lực. 54
    4.2.4 Về kế hoạch quản lý chi phí và chiến lược giá. 55
    KẾT LUẬN 56


    CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    1.1 Khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ:1.1.1 Khái niệm:
    Phân tích báo cáo tài chính không phải là một quá trình tính toán các chỉ số mà là qúa trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu vế các kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đáo kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu.
    Nói cách khác, phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các số liệu trên các báo cáo đó ”biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tính hình tái chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp.

    1.1.2 Đối tượng1.1.2.1 Bảng cân đối kế toán (CĐKT)
    Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phán ánh giá trị của tài sản và nguồn vốn của một tổ chức tại một thời điểm nào đó, thường là ngày cuối cùng của kỳ kế toán.
    Bảng CĐKT được kết cấu thành hai phần :Tài sản và Nguồn vốn
    Phần Tài sản bao gồm các khoản mục Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần Tài sản thể hiện vốn của tổ chức có tại thời điểm lập bảng CĐKT. Xét về mặt pháp lý, đây là vốn thuộc quyền sở hữu hay kiểm soát lâu dài của tổ chức.
    Phần Nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên phần Tài sản của tổ chức, gồm Nguồn vốn vay và Nguồn vốn chủ sở hữu. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành vốn mà các tổ chức có tại thời điểm lập bảng CĐKT. Xét về mặt pháp lý, các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của tổ chức đối với các đối tượng có quan hệ kinh tế với tổ chúc ( Nhà nước, cổ đông, ngân hàng, )

    1.1.2.2 Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh:Báo cáo KQHĐSXKD là một báo cáo tài chính tổng hợp, phán ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một kỳ ( tháng, quý , năm). Nói chung, báo cáo KQHĐSXKD gồm các nội dung chính như sau:
    Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là tổng doanh thu bán hàng, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ.
    Các khoản giảm trừ doanh thu: phán ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào doanh thu, gồm: chiết khấu thương mại, giảm gía hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ, thuế xuất khẩu, thuế GTGT của DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
    · Chiết khấu thương mại là khoản giảm giá bán do khách hàng mua với số lượng lớn háng hóa hoặc do có quan hệ làm ăn lâu dài với nhau.
    · Giảm giá hàng hóa là khoản giảm giá bán hàng do hàng bán không đạt đúng yêu cầu của khách hàng nên DN buộc phải giảm giá để tiêu thụ được hàng hóa.
    · Hàng hóa bị trả lại là giá trị của số hàng đã bán cho khách hàng nhưng không đạt yêu cầu nên bị trả lại.
    Doanh thu thuần về hàng hóa và cung cấp dịch vụ: là phần còn lại của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
    Gía vốn hàng bán: phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất và thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối luông dịch vụ hoàn thành đã cung cấp, chi phí khác được tính vào giá vốn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...