Luận Văn Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word dài 80 trang



    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cùng sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó và họ mong muốn với sự đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để làm được điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra thì các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu và đưa ra những giải pháp, chiến lược, chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Ngoài các chiến lược, chính sách đưa ra các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng phải xác định và nắm bắt được dòng tiền của mình lưu chuyển ra sao. Vì vậy các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần phải có một đội ngũ để giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam em nhận thấy công ty cần phải nắm rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến tình hình tài chính của mình. Do đó, em quyết định chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giải pháp thích hợp để gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của công ty.

    3. Đối tượng nghiên cứu
    Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: Phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích báo cáo tài chính của công ty.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam thông qua các số liệu thống kê trong Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính của năm 2009 và năm 2010.
    6. Bố cục đề tài
    Đề tài hoàn thành với nội dung 3 chương:
    Chương 1: Lý thuyết chung về phân tích báo cáo tài chính.
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác tài chính tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam.




    LỜI CẢM ƠN
    Trong suốt quá trình học tập tại Trường Cao Đẳng Nghề Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex (Trung tâm tuyển sinh tại Hà Nội) cùng với sự nỗ lực, cố gắng học hỏi và sự giảng dạy tận tình của các giảng viên Khoa Kinh Tế, em đã tiếp thu và tích lũy khá nhiều kiến thức. Để củng cố những kiến thức đã học ở trường vào thực tế, em đã chọn thực tập tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam.
    Trong khoảng thời gian thực tập ba tháng, được công ty tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình từ Ban Giám đốc, Phòng Tài Chính – Kế Toán đã cho em cơ hội tiếp xúc thực tế với tình hình tài chính của quý công ty.
    Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến:
    - Ban Giám đốc cùng toàn thể Cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần Đầu tư và Xuất nhập khẩu máy Việt Nam đã tạo điều kiện cho em thực tập và làm việc tại công ty. Đặc biệt là chị Nguyễn Thị Linh phòng Tài Chính – Kế Toán đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực tập, cung cấp thông tin, tài liệu để em hoàn thành tốt đề tài này.
    - Giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Thị Giang Thu đã tận tình hướng dẫn và góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành tốt đề tài này.
    - Quý thầy cô Khoa Kinh tế Trường Cao Đẳng Nghề Kinh Tế - Kỹ Thuật Vinatex cùng thầy cô các trường Đại học – Cao đẳng trên Hà Nội đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
    - Giám đốc trung tâm tuyển sinh tại Hà Nội Ông Phạm Nam Hưng và toàn bộ cán bộ nhân viên đã giúp đỡ tận tình, tạo môi trường học, cơ sở vật chất đảm bảo giúp em hoàn thành khóa học này.
    Trong thời gian hoàn thành đề tài này em đã có nhiều sự cố gắng và nỗ lực nhưng không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Ban Giám đốc và quý Thầy cô để đề tài được hoàn thiện


    CHƯƠNG I:
    LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
    Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của công ty.
    Phân tích báo cáo tài chính là quá trình thu thập thông tin, xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ của công ty, giữa đơn vị và chỉ tiêu bình quân ngành. Để từ đó có thể xác định được thực trạng tài chính và xu hướng tiềm năng kinh tế của công ty nhằm xác lập một giải pháp kinh tế, điều hành, quản lý khai thác có hiệu quả, để được lợi nhuận như mong muốn.
    Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên, Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ – BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành quy định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập và nộp, kèm theo các văn bản, thông tư, . Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:
    + Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DNN)
    + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu số B02-DNN)
    + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN)
    + Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN)
    (Nguồn: Giáo trình phân tích BCTC/Nguyễn Năng Phúc/NXB.ĐHKTQD)
    1.2. Ý nghĩa, mục đích của phân tích báo cáo tài chính
    1.2.1. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính
    Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của công ty.
    Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ, hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đã đặt ra.
    Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, khả năng sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau, của nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
    1.2.2. Mục đích phân tích báo cáo tài chính
    Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến các mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường v.v . Điều đó chỉ thực hiện được khi kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ nần.
    Đối với các ngân hàng, những người cho vay: Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền. Ngoài ra, họ còn quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu để đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn.
    Đối với các nhà đầu tư: Sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn v.v . Vì vậy họ để ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai
    Đối với nhà cung cấp: Họ phải quyết định xem doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không? Vì vậy, họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới.
    Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động, .mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ này hay góc độ khác.
    Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối tượng chỉ phù hợp và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính.
    (Nguồn: Giáo trình phân tích BCTC/Nguyễn Năng Phúc/NXB.ĐHKTQD)
    1.3. Nhiệm vụ và mục tiêu phân tích báo cáo tài chính
    1.3.1. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
    Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn mang một nhiệm vụ quan trọng đối với Chính Phủ nước nhà. Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...