Tiểu Luận Phân tích bản trường ca Ô-Đi-Xê của Home qua đó so sánh với bản trường ca I-li-át

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    PHÂN TÍCH BẢN TRƯỜNG CA Ô-ĐI-XÊ CỦA HOME QUA ĐÓ SO SÁNH VỚI BẢN TRƯỜNG CA I-LI-ÁT
    Lời mở đầu


    Nếu đối với “I li át” chúng ta như được sống lại với tuổi thơ thường ham thích những câu chuyện đánh nhau hoang đường kì diệu. Chúng ta như được sống lại với cái không khí chiến trận hư, thực của trí tuệ con người cổ xưa. Đây là những dũng sĩ có sức mạnh siêu phàm, kia là những cuộc giao tranh rung trời chuyển đất, thế giới thần thánh và thế giới con người giao hóa với nhau, thần cũng như người hăng say chiến đấu, hăng say lập chiến công và giúp con người lập nên những chiến công rực rỡ hào hùng. “I li át” một bản anh hùng ca chiến trận - một bản anh hùng ca ngợi sức mạnh và lòng dũng cảm của người anh hùng trong chiến trận: thời ở “Ô đi xê” có một cái gì đó nhẹ nhàng, yên bình ở đây không có tiếng gươm khua, ngựa hí không có cảnh đoàn quân giáp trận sôi sục hận thù. Thế giới thần thánh cũng không còn náo động tất cả, bận tâm đến số mệnh và thắng bại của cuộc chiến tranh của thế giới loài người để rồi xảy ra bất hòa, tranh chấp. ở đây chỉ có An quan tâm đến số phận của Uy-li-xơ và gia đình của chàng mà thôi. Mỗi bản trường ca đều hiện lên một nét đẹp riêng của những người anh hùng, không chờ có sự hăng say, sức mạnh và lòng dũng cảm như A - kintrong“I li át” mà tính chất anh hùng còn thể hiện ở sự thông minh lanh lợi, khéo léo của Uy - li - xơtrong“Ôdi se”. Bởi vậy theo tôi nhận định của nhà phê bình Sinclau b wis khi ông cố gắng đối lập “Ôdissey” và “I li át”. “Hành động của những thiên anh hùng ca nói chung và cụ thể là của những nhân vật anh hùng coi thì có ý nghĩa quyết định trong việc tạo nên sự biến đổi thế giới. Chẳng hạn hành động tham chiến của A chi lees có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của Hilạp và troy, theo một nghĩa nào đấy đối với nhân loại, trong khi ấy sự trở về nhà hoặc không trở về nhà của Uy-li-xơ thì chẳng tạo nên sự biến đổi lớn lao như vậy. Từ đó ông cho rằng tác phẩm Ôdisscy, không có tính chất anh hùng ca”. Điều đó là không đúng.


    Trước hết, đề tài của “I liat” và “Ô đi xê” đều rút ra từ “truyền thuyết về cuộc chiến tranh thành Tơ roa”, một cuộc chiến tranh có thật xảy ra vào thế kỉ XII trước công nghuyên. Truyền thuyết về cuộc chiến tranh này được hình thành vào thời kì nền văn hóa Mixen suy tàn, và thông qua vai trò của các aet, nó được kết hợp hòa đồng với những chuyện thần thoại làm tăng thêm vẻ đẹp hào hùng của sự kiện lịch sử. Trước Hô me có nhiều bản trường ca nói về cuộc chiến tranh Tơ roa được lưu truyền trong dân gian thành một hệ bài ca, một hệ sử thi mà ngày nay không còn lưu lại. Trường ca của Hô me ra đời trên cơ sở truyền thuyết về cuộc chiến tranh này, đã phản ánh một giai đoạn lịch sử đã qua, oanh liệt và rực rỡ của nền văn hóa Mixen, nền văn hóa đã in dấu bước đường viễn chinh đầy khí phách anh hùng của các bộ lạc Hi Lạp đối với vùng Tiểu á. Bởi thế tính chất anh hùng ca từ nó đã có ở trong hai bản trường ca “I li át” và “Ô đi xê” rồi. Vậy “Ô đi xê” phải là bản anh hùng ca.
    Khác với “I li át” - bản anh hùng ca chiến trận của thời kì chiến tranh bộ tộc, thời kì chiến tranh là “một phương tiện kiếm lợi thông thường” thì “Ô đi xê” lại là bản anh hùng ca của cuộc sống hòa bình phản ánh thời kì người Hi lạp đã ổn định và đem hết tâm sức của mình ra để xây dựng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.
    Với cùng chung nguồn gốc đề tài, nhà thơ có dụng ý để cho “Ô đi xê” như là một sự tiếp nối của “I li át”. Bởi chủ đề của tác phẩm là “sự trở về” quê hương của Uy-li-xơ sau 10 năm tham gia chiến tranh thành Tơ roa. Chủ đề ấy được tác giả giới thiệu qua những câu mở đầu của bản trường ca.


    “Hỡi các nữ thi thần, hãy ca lên về người anh hùng mưu trí, sau khi dùng mưu kế triệt hạ thành Tơ Roa thiêng liêng, đã đi phiêu bạt nhiều nơi đặt chân lên nhiều đô thị của nhiều giống người và am hiểu trí tuệ của họ, về người anh hùng đã trải qua với bao lo âu trên bao biển cả để chiến đấu cho sự sống còn của mình và đưa những người bạn đồng hành trở về Hỡi các nữ thần con gái của Rơt, xin hãy kể cho chúng tôi nghe một trong những chiến công của chàng”.


    Uy-li-xơ không những là người anh hùng đại diện cho trí tuệ, lòng dũng cảm kiên định mà chàng còn là biểu tượng của những tình cảm cao quý đẹp đẽ của người Hy-lap thời Hô-me. Thứ tình cảm cao quý đó là gì? là tình cảm yêu quê hương, tình cảm vợ chồng chung thủy son sắt, lòng hiếu khách, tình thương đối với người nghèo khổ, tình chủ tớ sâu nặng, tình phụ tử tất cả những tình cảm cao đẹp ấy được thể hiện qua quá trình Uy-li-xơ từ Tơ-roa trở về I-tác và xum họp với gia đình, chàng đã từng đến những nơi cảnh vật và con người quyến rũ mê hồn, nó như một thứ “thuốc lú” làm người ta mất gốc. Nhưng với Uy-li-xơ “chỉ có quê hương là đẹp hơn cả”. Bởi vậy chàng đã vượt qua để đạt được mong ước cao đẹp sâu thẳm trong trái tim mình.


    Sự kết thúc trong hai trường ca “I li át” và “Ô đi xê” có sự khác biệt. ở “I li át” là sự kết thúc của bản trường ca chiến trận là cảnh đau thương tang tóc, chia lìa, còn kết thúc của “Ô đi xê” là niềm vui, sự xum họp hạnh phúc. Chính ở điểm này đã tạo nên giá trị nhân đạo to lớn cho “Ô đi xê” - Một giá trị nhân đạo mà không phải ở bản trường ca nào cũng có.


    Khép lại vấn đề bàn luận tôi xin khẳng định một điều rằng “Ô đi xê” là bản trường ca có tính chất anh hùng ca rõ rệt. Nó là bản anh hùng ca về cuộc sống hòa bình, về ước mơ khát vọng cao đẹp của con đường. Bản anh hùng ca ấy sẽ mãi mãi tồn tại với dư âm trong trẻo, với giá trị đích thực vốn có của nó và sẽ không bao giờ bị lớp bụi thời gian làm phai nhạt trong tâm hồn độc giả.
     
Đang tải...