Chuyên Đề Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối.
    Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
    Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư” cho bài tập lớn của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...