Luận Văn Phân tích bản chất, chức năng,hình thức của tín dụng và vai trò của nó đối với sự phát triển của KTT

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích bản chất, chức năng,hình thức của tín dụng và vai trò của nó đối với sự phát triển của KTTT định hướng XHCN ở VN.


    PHÂN TÍCH BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG,HÌNH THỨC CỦA TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM.
    *****

    A PHẦN MỞ ĐẦU
    Tín dụng và tiền tệ gần như có lịch sử phát sinh, tồn tại và phát triển đồng thời. Cũng như tiền tệ, quan hệ tín dụng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và từng bước được đa dạng hoá theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
    Quan hệ tín dụng thô sơ nhất phát sinh ngay từ thời kỳ chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã.Khi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện thì đồng thời cũng xuất hiện quan hệ trao đổi hàng hoá . Bên cạnh đó hiện tượng phân hóa giàu nghèo cũng hình thành và phát triển .Rất nhiều tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng được tập trung vào một số ít người .Trong khi đó ,đaị bộ phận các hộ gia đình khác không có hoặc có rất ít những tư liệu trên .Do đó họ rễ bị rơi vào tình trạng túng thiếu bởi nhiều lý do khác nhau .
    Để duy trì được cuộc sống trong xã hội , tất yếu phải diễn ra quá trình điều hoà sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu .Qúa trình này được thực hiện dưới hình thức “vay mượn “ Do số lượng người vay ít mà số người cần vay thì nhiều , nên những người cho vay thu lãi rất cao .Vì vậy hình thành nên “tín dụng nặng lãi”.Nhưng khi phương thức sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa hình thành và phát triển ,thì nền sản xuất hàng hoá lớn cũng phát triển và mở rộng từng bước .Lúc này “tín dụng nặng lãi” không còn thích hợp .Giai cấp Tư Sản đã tạo lập cho mình hình thức tín dụng mới- tín dụng tư bản chủ nghĩa từng bước đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế xã hội .Suất lợi tức của loại hình tín dụng này thấp .Hơn nữa nó lại biểu hiện sự phân chia quyền lợi kinh tế một cách bình đẳng giữa bên tham gia vào quá trình thực hiện quan hệ tín dụng này cho nên “tín dụng tư bản chủ nghĩa” không những mang tính chất sản xuất mà còn là động lực thúc dẩy nên kinh tế thị trường.
    Ngày nay , do sự phát triển và hiện đại hoá của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các quan hệ và các hình thức tín dụng cũng phải phát triển đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế quốc dân.

    Lịch sử phát triển đã cho thấy , tín dụng là phạm trù kinh tế gắn liền với kinh tế hàng hoá , sự ra đời và tồn tại của nó bắt nguồn tư đặc điểm của chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lời đối với tiền tệ tạm thời ,để rồi với người có nhu cầu vốn nhưng chưa tích luỹ kịp dẫn đến sự hình thành cung cầu tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay .Do đó tín dụng xuất hiện ,tồn tại như là một sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế .
    Tín dụng là một hình thức vận động của vốn tiền tệ giữa ngưòi đi vay và ngưòi cho vay .
    Quan hệ tín dụng còn tồn tại dưới nhiều hình thức trong nền kinh tế thị trường như :tín dụng nhà nước , tín dụng thương mại , tín dụng ngân hàng
    Trong nền kinh tế thị trường tín dụng còn được thể hịên một cách đầy đủ qua hai chức năng :
    Huy động để tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng và phân phối lại (cho vay ) vốn đó cho các nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh .
    Thông qua việc cho vay vốn mà kiểm tra bằng đồng tiền các hoạt động kiểm tra cuả các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế khác nhau . Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau và có tác dụng to lớn trong nền kinh tế hàng hoá phát triển .
    Qua phần khái quát trên ta có thể thấy tín dụng là một công cụ hết sức quan trọng trng nền kinh tế thị trường .Nó là đòn bẩy kinh tế trong hệ thống các đòn bẩy kinh tế, được sử dụng thường xuyên và linh hoạt nhất đối với mọi thành phần kinh tế .Do đó tín dụng còn được coi là bộ phận cấu thành quan trọng trong mỗi quốc gia .
    Trong bài tiểu luận này do trình độ kiến thức còn chưa sâu nên sẽ có nhiều vấn đề còn thiếu sót , vì vậy em mong được sụ chỉ đạo và giúp đỡ của các thầy ( cô) bộ môn . Em xin chân thành cảm ơn!



    B NỘI DUNG
    Tín dụng chưc năng và bản chất
    Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh tế hàng hoá. Sự ra đời và tồn tại của nó bắt nguồn từ đặc điểm của chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lợi đối với vốn tiền tệ tạm thời để rồi và nhu cầu vốn nhưng chưa tích luỹ kịp dẫn đến sự hình thành quan hệ cung cầu tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay, do đó tín dụng xuất hiện, tồn tại như là một sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế.
    Tín dụng là hình thức vận động vốn tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay.
    Quan hệ tín dụng khác với quan hệ ngân sách Nhà nước ở chỗ: nó là quan hệ tiền tệ có hàn lại cả vốn và có kèm theo lợi tức. Lợi tức là giá cả của vốn cho vay. Với tư cách là giá cả, mức (tỷ suất) lợi tức lên xuống phụ thuộc quan hệ cung cầu tiền tệ đi vay và cho vay (trừ một số ngành đặc biệt được Nhà nước áp dụng mức lãi suất đặc biệt). Thông thường mức lợi tức cho vay phải cao hơn mức lợi tức tiêu gửi, và thường lớn hơn hoặc bằng mức lạm phát.
    * Quan hệ tín dụng tồn tại dưới những hình thức sau:
    - Tín dụng nhà nước: thực chất là quan hệ Nhà nước vay tiền của nhân dân trong thời gian nhất định.
    - Tín dụng ngân hàng : quan hệ về vốn giữa người đi vay với ngân hàng . Đây là hình thức tín dụng cơ bản và phổ biến dưới chủ nghĩa xã hội và ở nước ta.
    - Tín dụng thương mại: thực chất là sự mua bán chịu lẫn nhau. Hình thức này tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó không phải là hình thức đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Mặt trái của hình thức này nếu không quản lý tốt và luật pháp không nghiêm dễ phát sinh sự vỡ nợ có tính dây truyền làm đình đốn sản xuất kinh doanh.
    * Tín dụng có hai chức năng cơ bản:
    - Huy động để tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng và phân phối lại (cho vay) vốn đó cho các nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
    - Thông qua việc cho vay vốn mà kiểm tra bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế của các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
    Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau và có tác dụng to lớn.
    Trong nền kinh tế hàng hoá phát triển, hầu hết hoạt động tín dụng đều do ngân hàng thương mại tiến hành, do vậy hai chức năng của tín dụng nói chung trên mức độ lớn cũng là hai chức năng của tín dụng ngân hàng .
    Lưu thông tiền tệ và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

     
Đang tải...