Chuyên Đề Phân tích bản chất, chức năng của Nhà nước

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích nguồn gốc, bản chất, chức năng của Nhà nước.

    a. Nguồn gốc:
    - Theo quan điểm thần học: Thượng đế là người sáng tạo ra nhà nước quyền lực của nhà nước là vĩnh cửu và bất biến.
    - Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả của sự phát triển của gia đình, quyền lực của nhà nước như quyền gia trưởng của gia đình.
    - Thuyết bạo lực: Nhà nước ra đời là kết quả của việc bạo lực này với thị tộc khác
    - Thuyết tâm lý : họ dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm để giải thích của sự ra đời nhà nước
    --------> Họ giải thích không đúng về sự ra đời của nhà nước.

    * Theo học thuyết Mác –Lênin:
    - Nhà nước ra đời khi có sự phân hóa và đấu tranh giai cấp.
    - Quyền lực của nhà nước không phải là vĩnh cửu.
    - Nhà nước tồn tại và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự phát triển của nó không còn nữa.
    + Lần 1: ngành chăn nuôi tách ra khỏi ngành trồng trọt thành một ngành kinh tế độc lập.
    + Lần 2: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và trồng trọt thủ công nghiệp cũng ra đời và phát triển dẫn đến lần phân công lao động thứ 2 là thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
    + Lần 3: sự ra đời của sản xuất hàng hóa làm cho thương nghiệp phát triển đã dẫn đến sự phân công lao động xã hội lần thứ 3 đây là lần phân công lao động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự tan dã của chế động cộng sản nguyên thủy.

    b. Bản chất của nhà nước: Nhà nước là sản phẩm của giai cấp xã hội
    - Quyền lực về kinh tế: Có vai trò rất quan trọng nó cho phép người nắm giữ kinh tế thuộc mình phải chịu sự chi phối của họ về mọi mặt.
    - Quyền lực về chính trị: Là bạo lực của các tổ chức này đối với giai cấp khác.
    - Quyền lực về tư tưởng: Giai cấp thống trị trong xã hội đã lấy tư tưởng của mình thành hệ tư tưởng trong xã hội .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...