Tiểu Luận Phân tích ba tình huống trong thực tiễn để làm rõ nội dung và ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân v

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Triết học Mác - Lênin đã đưa ra phép biện chứng duy vật - một bộ phân lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học. Nó có thể được coi là "khoa học về mối liên hệ phổ biến" hay "khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy". Phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý, ba quy luật, và đặc biệt là sáu cặp phạm trù cơ bản. Sáu cặp phạm trù này được chia thành cái chung - cái riêng, nguyên nhân - kết quả, tất nhiên - ngẫu nhiên, nội dung - hình thức, bản chất - hiện tượng, khả năng - hiện thực.
    Phạm trù là khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất trong toàn bộ thế giới hiện thực bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy. Trong thế giới hiện thực, có lẽ cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả được lặp đi lặp lại nhiều nhất mà theo chủ nghĩa Mác - Lênin, mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, quá trình vận động, biến đổi rồi để lại kết quả. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao hàm tính tất yếu: không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định, và ngược lại, không có kết quả nào không có nguyên nhân. Suy cho cùng, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi, thời điểm và hình thức khác nhau.
    Nội dung của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả sẽ được làm rõ thông qua ba tình huống trong thực tế, thuộc các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó, rút ra bài học trong nhận thức và thực tiễn để có cách nhìn toàn diện và cụ thể khi phân tích, giải quyết và ứng dụng quan hệ này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...