Tiểu Luận Phân tích ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa của

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Cơ sở lý thuyết:
    Quy luật lượng đổi - chất đổi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất chỉ xẩy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn - đến độ. Quy luật lượng đổi-chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể có những bước tiến vượt bậc.
    Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúng mà không phải là cái khác.
    Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật, hiện tượng còn được biểu hiện ra ở kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt vv
    Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác.
    Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Độ dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất với lượng; là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá.
    Lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới- thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy- được gọi là điểm nút.
    Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng; là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
    Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được sự phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần về lượng. Vì vậy, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất.
    Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được rằng, quy luật xã hội diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang bước thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng.
    Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào cấu trúc và phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đó.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...