Luận Văn Phân tích ảnh hưởng (tích cực & hạn chế ) của nền văn hóa chung của 1 dân tộc đến quản lý các Doanh

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích ảnh hưởng (tích cực & hạn chế ) của nền văn hóa chung của 1 dân tộc đến quản lý các Doanh nghiệp

    LỜI MỞ ĐẦU
    Sự phát triển của một quốc gia dân tộc là gì? Đó chính là sự phát triển kinh tế gắn liền với sự phát triển xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh và trong khái niệm văn hóa, con người lại kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, trong đó Văn hóa, xã hội hội nhập vào kinh tế như một nhân tố bên trong, là mục tiêu, động lực của tăng trưởng kinh tế. Môi trường xã hội lành mạnh, trong sạch là chất men kích thích để phát triển kinh tế.
    Văn hóa là một ảnh hưởng rất phức tạp của môi trường bao hàm kiến thức niềm tin, giá trị, pháp luật, đạo đức, tập quán. Văn hóa là tinh hoa của dân tộc, vì vậy "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc " trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,khẳng định bản sắc của dân tộc và bản sắc của cộng đồng dân tộc. Nó được tiếp tục duy trì qua các thế hệ trở thành truyền thống hay các giá trị truyền thống.
    Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để tìm hiểu ảnh hưởng của bản sắc văn hóa một dân tộc tới quản lý các doanh nghiệp, đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc tới quản lý như thế nào. Với mong muốn có sự hiểu biết sâu sắc và thấu đáo hơn về vấn đề này nên em chọn đề tài cho tiểu luận của mình là "Phân tích ảnh hưởng (tích cực và hạn chế) của nền văn hóa chung của một dân tộc đến quản lý các doanh nghiệp".
    Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu, do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên nội dung của tiểu luận cũng như cách diễn đạt, trình bày còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn.

    NỘI DUNG
    I - MỘT SỐ KHÁI NIỆM
    Trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công hiệp tác, xu hướng xã hội hóa, quốc tế hóa quy mô của nền sản xuất hiện đại đã làm phong phú và đa dạng đối tượng quản lý gắn liền với xu hướng nâng cao vai trò quản lý kinh tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
    Từ lịch sử và thực tế phát triển kinh tế có thể rút ra kết luận "ngày nay, ổn định hay rối loạn, tăng trưởng hay suy thoái, giàu hay nghèo đều tìm thấy nguyên nhân từ quản lý" thực hiện quản lý có hiệu quả là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội.
    Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn phát triển và hội nhập với thế giới bên ngoài và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp đó phải có được bản sắc riêng của mình của dân tộc đó. Người quản lý phải biết đưa vấn đề văn hoá dân tộc vào doanh nghiệp tạo nên một môi trường văn hoá doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về văn hoá và quản lý ta có các khái niệm sau;
    1. Khái niệm về quản lý.
    Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn tính chất xã hội của lao động. Theo nghĩa rộng quản lý là một hoạt động có mục đích của con người. Cho đến nay, về cơ bản mọi người đều cho rằng: quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm thu được hiệu quả. Cơ chế quản lý hành chính tạo điều kiện cho các đơn vị cơ sở tăng năng xuất lao động, hạ giá thành, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, thực hiện hài hoà ba lợi ích (lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động), giải quyết đúng đắn mỗi quan hệ giữa lợi ích của cả nước, lợi ích của địa phương và lợi ích của cơ sở.
     
Đang tải...