Luận Văn Phân tích ảnh hưởng của lãi suất huy động tới hoạt động huy động vốn tại NHCT HK

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phân tích ảnh hưởng của lãi suất huy động tới hoạt động huy động vốn tại NHCT HK
    LỜI NÓI ĐẦU

    Hoạt động huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn, một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Nguồn vốn chính là nền tảng cho sự phát triển của ngân hàng, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của mỗi ngân hàng. Hoạt động này chính là cơ sở tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng luôn phải quan tâm đến nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn của mình.
    Lãi suất huy động có tác động rất nhiều đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn. Mặt khác lãi suất huy động có tính quyết định đối với việc mở rộng nguồn vốn, hay huy động một nguồn vốn mới. Với một chính sách lãi suất huy động hợp lý ngân hàng có thể mở rộng hoạt động huy động vốn với chi phí tiết kiệm, để từ đó mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
    Để làm rõ hơn tác động của lãi suất huy động tới hoạt động huy động vốn, em xin trình bày bài viết : “ Phân tích ảnh hưởng của lãi suất huy động tới hoạt động huy động vốn tại NHCT HK ’’ cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mong muốn thông qua bài viết này học hỏi được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thực tập.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều, nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong được sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn cùng các anh, các chị ở phòng Khách hàng số 2 thuộc NHCT HK bài viết này được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !



    CHƯƠNG I: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    A. Lãi suất huy động và các vấn đề liên quan
    I . Lãi suất huy động
    1. Khái niệm
    1.1. Định nghĩa
    Ngân hàng cung cấp dịch vụ với giá cả nhất định ,Với tư cách là trung gian tài chính, Ngân hàng phải trả giá cho khách hàng về phần lớn nguồn tiền mà ngân hàng huy động được.
    Lãi suất: Là tỷ lệ (%) của số lãi trên gốc trong thời gian nhất định. Ví dụ, lãi suất tiền gửi là 12%/ năm. Nếu khách hàng gửi vào ngân hàng 100 triệu, với thời hạn 6 tháng, thì ngân hàng sẽ phải trả số tiền lãi cho khách khi đến hạn là:
    100 triệu * 6 tháng *12%/12= 6 triệu
    Lãi suất huy động: Là các loại lãi suất ngân hàng phải trả cho nguồn huy động bao gồm lãi suất tiền gửi giao dịch, lãi suất tiết kiệm và lãi suất tài trợ như lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay. Để đảm bảo thu nhập ròng, lãi suất huy động bình quân phải nhỏ hơn lãi suất tài trợ bình quân.
    1.2. Các loại lãi suất huy động
    1.2.1. Lãi suầt huy động ngắn hạn và lãi suất huy động trung và dài hạn: Lãi suất được phân biệt theo thời gian ( kì hạn ) của nguồn tiền gửi. Thời hạn càng dài rủi ro càng lớn, do vậy lãi suất dài hạn thường cao hơn lãi suất ngắn hạn.
    1.2.2. Lãi suất huy động cố định, thả nổi hoặc hỗn hợp
    Lãi suất thả nổi: Là lãi suất thay đổi theo cung cầu trên thị trường ( lãi suất thị trường ). Khi ngân hàng áp dụng lãi suất thả nổi, lãi sẽ tính theo lãi trên thị trường tại thời điểm tính lãi. Lãi suất thả nổi có thể hạn rủi ro lãi suất cho ngân hàng, tuy nhiên, lại gây khó khăn cho khách hàng trong việc lập kế hoạch đầu tư và vì vậy có thể gây rủi ro khách hàng. Phần lớn doanh nghiệp và người gưỉ tiết kiệm đều muốn chọn lãi suất cố định
    Lãi suất cố định: Là lãi được định trước trong hợp đồng và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng. Lãi suất cố định giúp cho ngân hàng và khách hàng biết trước số lãi, tuy nhiên, có thể tạo ra rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay đổi lớn. Lãi suất thả nổi thường được áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng.
    Lãi suất hỗn hợp: Là sự kết hợp giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định: cố định trong một số lần trả và thay đổi sau một số lần trả lãi. Ví dụ Ngân hàng ĐT&PTVN cho vay 5 năm, thu lãi 3 tháng một lần. Ngân hàng áp dụng lãi suất hiện hành cho năm thứ nhất ( cố định trong 1 năm ) và sẽ thay đổi lãi suất trong từng năm tiếp theo. Lãi suất hỗn hợp thường được áp dụng cho các khoản huy động trung và dài hạn.
    1.2.3. Lãi suất huy động trần và sàn
    Lãi suất trần là mức lãi suất cao nhất. Lãi suất sàn là mức lãi suất thấp nhất. Thứ nhất, lãi suất trần và sàn có thể do ngân hàng Nhà nước đặt ra và bắt ngân hàng thương mại phải tuân thủ để hạn chế các ngân hàng cạnh tranh đẩy giá tiền gửi lên quá cao có thể gây ra khủng hoảng thanh khoản ( hoặc độc quyền hạ giá tiền gửi gây tổn hại cho người tiết kiệm ), Ngân hàng Nhà nước qui định lãi suất trần và sàn phản ánh sự can thiệp trực tiếp của ngân hàng Nhà nước vào chính sách lãi suất của ngân hàng thương mại. Thứ hai, lãi suất trần và sàn do ngân hàng thương mại đặt ra. Nếu ngân hàng đang áp dụng lãi suất thả nổi mà nhà quản lí cho rằng lãi suất có xu hướng tăng ngân hàng có thể bán hợp đồng trần tiền gửi, tức là lãi suất tiền gửi cao nhất mà ngân hàng có thể trả; nếu lãi suất có xu hướng giảm, ngân hàng bán hợp đồng sàn lãi suất cho vay tức là lãi suất cho vay cao nhất mà khách hàng có thể trả. Hợp đồng lãi suất này nhằm hạn chế rủi ro lãi suất đối với ngân hàng thương mại.

    1.2.4. Lãi suất thông thường và lãi suất ưu đãi
    Lãi suất thông thường được áp dụng cho đa số khách hàng của ngân hàng, đảm bảo cho ngân hàng trang trải chi phí và có thu nhập ròng cần thiết. Lãi suất ưu đãi có thể do Nhà nước quy định đối với những khách hàng, nghành, vùng đặc biệt như nghành cần khuyến khích, các vùng có nhiều khó khăn Khi có chính sách ưu đãi, Nhà nước có thể có chính sách cấp bù lãi suất cho tổ chức tín dụng. Lãi suất ưu đãi do ngân hàng thương mại quy định, áp dụng cho những khách hàng lớn, có uy tín, lãi suất này thấp hơn lãi suất huy động thông thường song vẫn đảm bảo thu nhập ròng cho ngân hàng ro khách hàng không có rủi ro hoặc mức vay vốn lớn
    1.2.5. Lãi suất nội tệ , ngoại tệ
    Lãi suất áp dụng cho nội tệ và ngoại tệ do các loại tiền khác nhau thường có cung cầu và mức độ rủi ro khác nhau. Tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam, ngoại tệ mạnh ( đô la Mỹ ) được sử dụng trong thanh toán trong nươc và quốc tế. Do tâm lý của người tiết kiệm và do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ, số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng gia tăng trong khi người vay lại e ngại vay ngoại tệ. Vì vậy, nhiều ngân hàng áp dụng phân biệt lãi suất nội tệ và ngoại tệ theo hướng lãi suất của ngoại tệ thấp hơn nội tệ.
    2 . Cơ chế lãi suất
    2.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
     
Đang tải...