Luận Văn Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế h

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1

    GIỚI THIỆU CHUNG


    1.1 THÔNG TIN VỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


    1.1.1 Tên Đề Tài

    Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường.

    1.1.2 Sự Cần Thiết Của Đề Tài

    Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của cả nước. Trong những năm qua, thành phố đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ về nhiều mặt. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển trên là gánh nặng trong việc gia tăng dân số do tập trung quá nhiều lao động, dẫn đến cơ sở hạ tầng giao thông không còn đủ đáp ứng đòi hỏi nhu cầu đi lại của người dân.

    Tình hình giao thông đô thị tại Tp. HCM đang trở nên bức xúc, đặc biệt là những khu vực đô thị hóa cao hoặc mới hình thành. Xa lộ Hà Nội là tuyến giao thông quan trọng ở cửa ngõ Đông Bắc nối TP.HCM với Biên Hòa – Vũng Tàu, nơi có lưu lượng giao thông cao nhất trong số các cửa ngõ của thành phố, hiện nay đang là điểm đen về ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính quyền thành phố trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cải tạo, mở rộng tuyến giao thông huyết mạch này nhưng vẫn không mang tính bền vững vì lưu lượng giao thông tăng quá nhanh. Tình hình đó tiếp tục gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân.

    Nhằm khắc phục tình trạng trên một cách lâu dài và bền vững, Chính phủ đã cho phép Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố, tuyến Bến Thành – Suối Tiên, với sự tài trợ của nguồn vốn ODA Nhật Bản. Nó sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện tình hình giao thông của TP.HCM. Dự kiến tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ khởi công vào năm 2009 và đến năm 2014 sẽ đưa vào hoạt động.

    Trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành, theo điều 18 Luật BVMT 2005, dự án cần lập Báo cáo ĐTM. Tháng 10, năm 2006 Chủ đầu tư là Sở Giao thông công chánh (nay là Sở GTVT) thuộc UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tiến hành lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Chợ Nhỏ - Bến xe Suối Tiên” nhằm nghiên cứu, đánh giá, dự báo những tác động có hại và đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động trên đến môi trường khu vực Dự án. Cũng theo mục 6 điều 20 của Luật BVMT 2005, dự án cần có Kế hoạch quản lý môi trường nhằm tăng cường khả năng và hiệu quả của các giải pháp BVMT đã đề xuất. Và trong thực tế, một kế hoạch như vậy luôn được đề xuất và cập nhật nhằm đảm bảo dự án phát triển thân thiện với môi trường. Trong trường hợp này một kế hoạch như vậy chưa được đề cập đến trong báo cáo ĐTM và chưa được xây dựng cho dự án.

    Trên cơ sở đó, trong Khóa luận tốt nghiệp của mình, dưới sự hướng dẫn của Thầy Vương Quang Việt, sinh viên đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường” nhằm tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực Dự án, phân tích ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến môi trường, qua đó sinh viên sẽ xây dựng Kế hoạch Quản lý môi trường cho Dự án.
    Đây là một Dự án thực mà sinh viên đã áp dụng như nghiên cứu điển hình để xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của pháp luật Việt Nam (thông tư 05/2008 BTNMT – TT) và chính sách của JBIC, Dự án đường sắt nội đô tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Nội dung và kết quả được trình bày trong khuôn khổ Khóa luận. Do sự hiểu biết của sinh viên có hạn nên sai sót là điều khó tránh khỏi. Mọi góp ý của thầy cô và các bạn đều được trân trọng tiếp thu để nội dung của khoá luận chặt chẽ hơn.

    1.1.3 Mục Tiêu Nghiên Cứu

     Mục tiêu lâu dài:

    Bảo vệ môi trường khu vực dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên. Đảm bảo một môi trường sống lành mạnh cho dân cư khu vực dự án khi tuyến đường sắt được thi công và vận hành.

     Mục tiêu cụ thể:

     Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên và những tác động có hại đến môi trường của Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành – Suối Tiên;
     Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành-Suối Tiên.

    1.1.4 Phạm Vi Nghiên Cứu

    Khu vực các quận của Tp Hồ Chí Minh có tuyến đường sắt đi qua như quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9.

    1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    1.2.1 Phương Pháp Thu Thập, Phân Tích Tổng Hợp Số Liệu

    Tập hợp các số liệu đã có, so sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, phân tích tổng hợp.

    Phương pháp này được sử dụng để thực hiện chương 3, với các thông tin về Dự án Tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội khu vực Dự án thu thập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP). Cùng với đó là tham chiếu tài liệu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án do Trung tâm nghiên cứu Dịch vụ và Công nghệ Môi trường (ETC) thực hiện dưới sự giám sát của liên danh NJPT.

    1.2.2 Phương Pháp Khảo Sát

    Phương pháp này áp dụng để khảo sát các thành phần môi trường khu vực dự án. Quá trình là cần thiết, với mục đích khẳng định các số liệu tham khảo về thành phần môi trường khu vực Dự án là đáng tin cậy.

    Phương pháp này nhằm đánh giá cảm quan các thành phần môi trường khu vực Dự án (được nêu trong chương 3 của khóa luận này) sau khi sinh viên đã được tham chiếu “Báo cáo Khảo sát nền môi trường” khu vực Dự án.

    1.2.3 Phương Pháp Phỏng Vấn

    Phương pháp áp dụng để phỏng vấn nhân dân trong khu vực Dự án. Trong quá trình thực tập tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường (VITTEP), sinh viên được thực hiện một số cuộc phỏng vấn nhân dân các phường Long Bình, quận 9 và phường 22, quận Bình Thạnh để tìm hiểu rõ hơn về đền bù và tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi Dự án.

    Phương pháp này giúp sinh viên hiểu được một cách chân thực nhất điều kiện sống của người dân khi chưa có và khi thực hiện Dự án. Điều đó khái quát được một số tác động của Dự án đến môi trường xã hội (chương 3).

    1.2.4 Phương Pháp So Sánh

    Dùng để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án và các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN - 1995, TCVN - 2001, TCVN - 2006).

    Sau khi có được các số liệu về hiện trạng môi trường khu vực Dự án cũng như phân tích các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, những số liệu này sẽ được đối chiếu với tiêu chuẩn phù hợp nhằm kết luận mức độ ô nhiễm môi trường.

    Một số tiêu chuẩn sử dụng để đối chiếu như: TCVN 5942:1995 (tiêu chuẩn nước mặt), TCVN 5944:1995 (tiêu chuẩn nước ngầm),

    Phương pháp này được áp dụng để hoàn thành chương 3 và 4 của Khóa luận này.

    1.2.5 Phương Pháp Tham Khảo Ý Kiến Của Các Chuyên Gia

    Trong quá trình viết khóa luận, sinh viên đã tham khảo một số ý kiến từ các chuyên gia môi trường của VITTEP như cử nhân Huỳnh Phước Lộc (cử nhân kinh tế môi trường), cử nhân Phú Trần Liêm (cử nhân môi trường) về kế hoạch quản lý môi trường trong khoá luận của mình.

    Sự hướng dẫn của các chuyên gia đã giúp sinh viên có cơ sở thực hiện việc xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (chương 4).

    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên khu vực Dự án: môi trường không khí, tiếng ồn, độ rung, môi trường nước, môi trường đất và hệ sinh thái.

    Thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội: tại Quận 1, 2, Bình Thạnh, Thủ Đức và quận 9: dân số, điều kiện sống, giáo dục, nghề nghiệp

    Phân tích các ảnh hưởng của Dự án: đến môi trường tự nhiên và dân cư trong các giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành.

    Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường: Khái niệm, quá trình phát triển và nội dung.

    Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án: tìm hiểu khung pháp lý quản lý môi trường cho Dự án; xác định Tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm giữa các tổ chức này; đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động và lập chương trình quan trắc môi trường trong giai đoạn chuẩn bị, thi công và vận hành.


    1.4 TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

    Khóa luận tốt nghiệp được trình bày như sau:

     Chương 1 Giới thiệu chung
    Là chương đề cập đến những thông tin về Khóa luận tốt nghiệp: sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu đề tài của Khóa luận.

     Chương 2 Tổng quan về Kế hoạch quản lý môi trường
    Là chương xây dựng khái niệm Kế hoạch Quản lý Môi trường, điểm lại quá trình thực hiện KQM ở một số dự án và những nội dung chính của Kế hoạch QLMT.

     Chương 3 Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và
    Các ảnh hưởng đến môi trường
    Chương này giới thiệu khái quát dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án và ảnh hưởng của dự án đến môi trường.

     Chương 4 Kế hoạch quản lý môi trường cho Dự án
    Đây là một nội dung lớn của khóa luận, trình bày những nội dung quan trọng của Kế hoạch quản lý môi trường như: cơ sở pháp lý, nguyên tắc và tổ chức thực hiện, các giải pháp giảm thiểu - quản lý môi trường và quan trắc môi trường.

     Chương 5 Kết luận chung
    Rút ra một số kết luận về quá trình xây dựng Kế hoạch Quản lý Môi trường cho Dự án.

    Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn có 2 phụ lục: (i) Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án: Trình bày đầy đủ các kết quả khảo sát nền môi trường của Dự án và (ii) Hướng dẫn Nội dung Kế hoạch Quản lý Môi trường của Nhà thầu: Đề xuất cách trình bày một Báo cáo Kế hoạch quản lý môi trường của Nhà thầu.

    Nội dung Khóa luận có tổng cộng 73 trang (bao gồm cả 2 phụ lục), với 35 bảng và 18 hình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...