Tiểu Luận phân tích ảnh hưởng của chính trị đến nền kinh tế

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong tình hình đất nước hiện nay, sau khi đã là thành viên của WTO, Việt Nam chúng ta đang có những cơ hội và thách thức lớn trên con đường phát triển kinh tế đất nước. Đây là thời kì toàn cầu hoá kinh tế và người dân ta thường gọi là “thời buổi kinh tế thị trường”, điều này nói lên rằng kinh tế hiện nay có vai trò vô cùng quan trọng đối với tình hình chính trị xã hội hiện tại và việc quản lý tốt nền kinh tế hiện tại để cho đất nước không rơi vào khủng hoảng là nhiệm vụ của quan trọng của chính trị Việt Nam. Đây là mối quan hệ biện chứng cần được điều hoà một cách thoả đáng để phát triển kinh tế đất nước cũng như tầm và vị trí của chính trị Việt Nam trên trường quốc tế, nếu thiếu bất kì một trong hai yếu tố thì sẽ dẫn đến tình trạng đất nước lâm vào khủng hoảng, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến xã hội.
    “Thật tệ hại- chúng tôi đâu có liên quan gì đến Nga hay châu Á. Chúng tôi chỉ là một doanh nghiệp nhỏ trong nước đang cố phát triển nhưng chúng tôi đang bị ngáng đường vì cách thức chính phủ các nước ấy điều hành đất nước họ”- Trích từ “Chiếc Lexus và cây ô liu”. Qua đoạn trích trên ta thấy chính trị tác động rất lớn đến nền kinh tế. Đó là lý do mà em chọn nghiên cứu đề tài này, để làm rõ mối quan hệ kinh tế với chính trị và một số phương thức để nâng cao lãnh đạo của chính trị với kinh tế.

    I/ Cơ sở lý luận:

    1) Khái niệm:

    Ta có nhiều quan niệm về chính trị nhưng nói một cách khái quát, chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, mà tập trung là quyền lực nhà nước.

    Kinh tế là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là tổng thể nên kinh tế quốc dân. Thực chất của kinh tế là lợi ích kinh tế, hiệu quả kinh tế, sự phát triển của lực lượng sản xuất.

    2) Vai trò của kinh tế đối với chính trị:

    Hoạt động kinh tế của con người xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người, thực chất kinh tế đây là sự sản xuất, nói rõ hơn là việc tìm kiếm thức ăn để nuôi sống bản thân con người. Cùng với sự phát triển của công cụ lao động và việc sản xuất của con người từ bản năng thành các hoạt động sản xuất có mục đích nhằm tạo ra nhiều của cải hơn và kinh tế ở đây mới dần đúng nghĩa của nó. Do sản xuất ra nhiều của cải dư thừa đã làm phát sinh quan hệ giai cấp và quan hệ giai cấp là biểu hiện đầu tiên của chính trị. Vậy kinh tế có trước chính trị.

    Quy luật kinh tế khách quan quy định quy luật chính trị phải tuân theo. Ta giải thích điều này dựa vào quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nghĩa là lực lượng sản xuất phát triển thì sớm hay muộn quan hệ sản xuất cũng biến đổi phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển đến một mức nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất hiện có. Điều này đòi hỏi phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, hình thành quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, thúc đẩy phương thức sản xuất mới ra đời. Điều này chỉ ra khi kinh tế phát triển đến một mức nào đó thì sẽ gây ra mâu thuẫn với chính trị và chính trị sẽ phải thay đổi để phù hợp với kinh tế. Như vậy kinh tế là nguồn gốc của mọi biến đổi, đảo lộn chính trị.

    Ví dụ: Chúng ta thấy rằng sau năm 1986, chúng ta đổi mới nền kinh tế và cho ra đời nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Do yêu cầu khách quan của nền kinh tế này mà nhà nước đã chấp nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân mà trước kia không có. Hoặc việc gia nhập WTO, các công ty nhà nước không được sự bảo hộ của nhà nước như trước kia nữa sẽ là một thách thức lớn mà chính phủ ta phải chấp nhận.

    Tiềm năng kinh tế của một quốc gia làm tiền đề cho uy tín trong nước và quan hệ quốc tế của một chính quyền, một đảng và các tổ chức xã hội. Thật vậy, nếu có tiềm năng kinh tế thì sẽ là “ một miếng đất màu mỡ” cho các nhà kinh tế trong nước và cả ngoài nước đầu tư để phát triển, cùng với đó là tầm của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế được nâng lên đáng kể.

    Con người tham gia vào các hoạt động xã hội, dù là trực tiếp sản xuất hay lao động sản xuất đi nữa thì cũng nhằm kiếm tiền và lợi nhuận cả, cái đó gọi là lợi ích kinh tế. Các nhà lãnh đạo đất nước tìm mọi cách cũng để tăng trường kinh tế cho quốc gia mình. Do đó mà ta thấy được động lực sâu xa nhất của chính trị là do lợi ích kinh tế tạo ra. Đơn cử là cuộc chiến Irag do Mỹ phát động với lý do chống khủng bố và lật đổ chính quyền tổng thống đương nhiệm. Sau khi chính quyền Irag sụp đổ thì chính phủ Mỹ chiếm ngay các mỏ dầu và khai thác thu lợi nhuận. Dù có chiến tranh thì suy cho cùng cũng là vì lợi ích kinh tế. Quả thật “chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế” –Lênin.

    3) Vai trò của chính trị với kinh tế:

    Chính trị về thực chất là quan hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc trong quan hệ với quyền lực nhà nước. Trong đó, trước hết và cơ bản nhất là quan hệ lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế của từng chủ thể ấy chỉ được giải quyết bằng con đường nắm lấy sử dụng quyền lực chính trị nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng, tác dụng vào các quá trình kinh tế xã hội làm cho nền kinh tế phát triển theo yêu cầu của mình. Cho nên, việc giải quyết vấn đề quyền lực chính trị sẽ trực tiếp tác động đến động lực của sự phát triển kinh tế. Vì vậy từ góc độ của kinh tế, vấn đề chính trị thực chất cũng là vấn đề kinh tế.

    Chính trị là tiền đề cho kinh tế vận động và phát triển, chính trị có thể tiên đoán được kinh tế, vạch hướng phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện thông qua các quyết định Đảng chính trị, của nhà nước. Chính trị có thể điều chỉnh cơ cấu các thành phần kinh tế trong phạm vi một quốc gia. Ngoài ra, chính trị có thể tiên đoán được kinh tế vì các nhà lãnh đạo quốc gia thì phải có tầm nhìn cao, rộng mà ta gọi là tầm nhìn chiến lược để đưa ra các giải pháp hiện tại và tương lai để phát triển kinh tế xã hội.

    Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị trong một số trường hợp chi phối đời sống kinh tế. Do đó với tính độc lập tương đối, chính trị tác động trở lại đối với kinh tế theo những chiều hướng khác nhau: thúc đẩy hoặc kiềm hãm. Ta giải thích điều này dễ dàng thông qua quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi ấy, quan hệ sản xuất sẽ tạo điều kiện, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Khi quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ( lạc hậu, lỗi thời hoặc vượt mức quá xa) sẽ kiềm hãm, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hay ta giả thích rõ hơn dựa trên sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng. Nghĩa là kiến trúc thượng tầng thực hiện bảo vệ, duy trì, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng đã “sinh” ra nó; hoặc đấu tranh xoá bỏ cơ sở hạ tầng cũ cũng như kiến trúc thượng tầng cũ. Các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng đều tác động đến cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức khác nhau. Bản thân các yếu tố, các bộ phận của kiến trúc thượng tầng cũng tác động qua lại lẫn nhua. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng theo hai hướng kìm hãm hoặc phát triển cơ sở hạ tầng. Khi kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với các quy luật kinh tế khách quan, nó sẽ thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Ngược lại, sẽ kiềm hãm sự phát triển. So sánh với tình hình chính trị thế giới, thì bất cứ ở đâu chính trị ổn định sẽ kèm theo tăng trưởng kinh tế, những nước bất ổn chính trị thì kinh tế khủng hoảng hay phát triển chậm.

    Chúng ta xét đến có ba loại nguồn lực chất xám, đó là nguồn chất xám chính trị (tư tưởng tham chính) làm chủ đạo, nguồn chất xám kinh doanh có tính khách quan tự nhiên và cuối cùng là nguồn chất xám khoa học trí thức chủ quan do đào tạo. Trong ba nguồn chất xám nêu trên, thì nguồn xám chính trị là quan trọng hơn cả, bởi nó mang tính chủ đạo. Một nhà nước tiến bộ có hiệu quả là một nhà nước có bộ máy lãnh đạo điều hành tốt trên mọi lĩnh vực, với các chính khách "siêu đẳng" phát huy hết khả năng chính trị, sẽ là điều kiện cho các nguồn chất xám khác phát huy. Như vậy chất xám chính trị hay nói cách khác là sự tác động của chính trị đối với kinh tế nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung là vô cùng to lớn.

    Nền tảng chính trị là cấu liên minh giữa gia cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó là những đảm bảo để ổn định chính trị (như một yêu cầu khách quan của sự phát triển) và từng bước hoàn thiện cơ chế dân chủ của xã hội, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Nền tảng đó là tiền đề, là môi trường cho sự phát triển kinh tế.

    Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cùng tồn tại với vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước là chiến lược lâu dài của việc đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tính tất yếu không phải là một sự áp đặt chính trị, mà là trong môi trường cạnh tranh với hành lang pháp lý do nhà nước định ra.

    Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp trong nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh, bình đẳng trong phân phối và hưởng thụ, khuyến khích tài năng và năng lực. Nhà nước thực hiện chính sách xã hội, chăm lo đến những người có công với đất nước, có sự hy sinh trong chiến tranh giữ nước nên đã chịu thiệt thòi trong phát triển kinh tế. Nhà nước là trung tâm quyền lực chính trị thực hiện điều tiết, hạn chế sự chênh lệch tuyệt đối giữa các cực giàu nghèo.

    II/ Thực trạng kinh tế- chính trị:

    1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế:

    Trong thời gian dài trước đổi mới, cũng như nhiều nước khác, chúng ta đã áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô với những đặc trưng chủ yếu là: xây dựng nền kinh tế khép kín về lực lượng sản xuất, không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ, thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp. Mô hình đã thu được những kết quả quan trọng, nhất là đáp ứng được yêu cầu của đất nước thời kỳ có chiến tranh nhưng sau đó đã bộc lộ những khiếm khuyết, tình hình kinh tế xã hội đất nước ngày càng khó khăn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...