Tiểu Luận Phân tầng xã hội trong các loại xã hội khác nhau.Phân tầng xã hội ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Phân tầng xã hội trong các loại hình xã hội

    Phân tầng xã hội là một hiện tượng gắn liền với bất bình đẳng xã hội nên nó cũng xuất hiện rất sớm trong lịch sử và thể hiện đa dạng trong các xã hội khác nhau, các nền văn hóa khác nhau và ở các giai đoạn lịch sử khác nhau. Dựa vào tính cơ động xã hội và kiểu xã hội ta có thể nhận rõ sự phân tầng xã hội khác nhau giữa năm hình thái kinh tế - xã hội:

    1. Nguyên thủy (thực tế trong xã hội này phân tầng dựa chủ yếu vào tầng lớp xuất thân)

    Do cơ sở kinh tế dựa trên nguyên tắc bình quân đầu người, trong xã hội này sự phân chia về đẳng cấp hay giai cấp chưa xuất hiện. Sự phân công lao động giữa nam và nữ chỉ mang tính phù hợp với khả năng lao động của từng giới, con người còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Đã có sự phân tầng xã hội về giới nhưng chưa thể hiện rõ ràng. Ví dụ??

    2. Chiếm hữu nô lệ

    Nhà nước chủ nô ra đời trên cơ sở sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy (sự tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc .), nó gắn liền với sự xuất hiện chế độ tư hữu & sự phân chia XH thành các giai cấp đối kháng (vì ở chế độ cộng sản nguyên thủy chưa có giai cấp). Các nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên xuất hiện khoảng 4000 - 5000 năm trước công nguyên ở châu Á & bắc Phi (Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập .) Nhà nước chủ nô được
    coi là tổ chức quyền lực chính trị của giai cấp chủ nô trong XH.
    Đây là kiểu xã hội có sự phân chia giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người. Nó thể hiện ý chí của giai cấp chủ nô và là kiểu pháp luật bóc lột được xây dựng trên cơ sở của chế độ sở hữu tuyệt đối về ruộng đất của chủ nô.
    Cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô chính là quan hệ sản xuất được đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu tư nhân của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất & nô lệ. Trong chế độ này, chủ nô là người sở hữu toàn bộ đất đai, tư liệu sản xuất & cả người sản xuất là nô lệ. Do vậy, chủ nô có toàn quyền bóc lột nô lệ. Nô lệ phải hòan toàn phục tùng chủ nô, và
    trở thành "những công cụ biết nói."
    Gắn liền với cơ sở kinh tế nói trên là một xã hội bất bình đẳng. Điều này được thể hiện thông qua kết cấu giai cấp của nó: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ là 2 giai cấp chính. Giai cấp chủ nô chiếm số ít trong XH, nhưng lại nắm giữ toàn bộ đất đai, cũng như tư liệu sản xuất. Trong khi đó giai cấp nô lệ chiếm số đông, nhưng phải hoàn toàn phục vụ giai cấp chủ nô. Một XH bất bình đẳng giữa chủ nô & nô lệ như trên dẫn tới mâu thuẫn chính trong xã hội là mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ.
    Ngoài 2 giai cấp nói trên, trong XH chiếm hữu nô lệ còn tồn tại tầng lớp thợ thủ công, dân tự do, những người lệ thuộc vào nhà vua về kinh tế . Những người này tuy ko phải là nô lệ, nhưng họ cũng gần như phải lệ thuộc hoàn toàn vào chủ nô về kinh tế & chính trị.
    Kết cấu giai cấp nói trên đã làm cho XH chiếm hữu nô lệ gần như nằm trong tay giai cấp chủ nô, phục vụ cho giai cấp chủ nô.
    Trong hệ thống này, ranh giới giữa các tầng xã hội hết sức rõ rệt và được duy trì một cách nghiêm ngặt. địa vị của mỗi người được quy định ngay lúc mới sinh ra bởi nguồn gốc, dòng giõi của cha mẹ mình.Đồng thời, hệ thống này duy trì việc nội giao và cấm các thành viên thuộc đẳng cấp khác nhau xây dựng hôn nhân với nhau. Ví dụ: đó là sự bất bình đẳng giữa hai giai cấp thống trị và bị trị về kinh tế xã hội và địa vị xã hội.
    Ở kinh tế chính trị: chủ nô không chỉ chủ sở hữu đối với tài sản, tư liệu sản xuất mà quyền sở hữu của họ còn được xác lập đối với nô lệ. họ có quyền tham gia vào quản lí bộ máy nhà nước, có quyền bầu cử ứng cử. Giai cấp bị trị điển hình là người lao động tự do và giai cấp bị trị. Họ không có sở hữu về tư liệu sản xuất, chỉ là những người làm thuê hoặc trở thành tài sản riêng của giai cấp thồng trị. Họ hầu như không có một chut đặc quyền đặc lợi nào, họ không có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước ngay cả quyền bầu cử ứng cử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...