Tiểu Luận Phân phối trái cây miền Tây (9d)

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa

    Dự án: Phân phối trái cây miền Tây
    LỜI MỞ ĐẦU
    -----–0—-----
    Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hiện nay, nước ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với thị trường ngoại nhập. Đặc biệt là trong thị trường trái cây, hiện nay trái cây Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức rất lớn như sản xuất manh mún, chất lượng không đồng đều, chưa thể cơ giới hóa trong sản xuất, chưa có thương hiệu lớn và đặc biệt là phải qua nhiều khâu trung gian mới tới được tay người tiêu dùng.
    Ngoài ra, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày một cao hơn, trong khi đó ý thức của người sản xuất lại chưa đầy đủ về vấn đề này. Điều này khiến trái cây Việt Nam luôn thua thiệt và bị các nước trong khu vực lấn át khi xuất khẩu, thậm chí thua ngay tại “sân nhà”. Tuy nhiên, ở khu vực miền Tây Nam Bộ do có khí hậu thuận lơi nên có khả năng sản xuất được một số trái cây quanh năm như thanh long, bưởi, quýt cũng như những trái cây đặc sản nhiệt đới như xoài, nhãn, măng cụt, cam, chuối, . Đó là lợi thế mà chúng ta cần tận dụng.
    Chính vì thế, trái cây Việt Nam cần gắn kết với các kênh phân phối bán lẻ khu vực, địa phương và những nơi tập trung đông dân cư. Đó là một phương tiện để trái cây Việt Nam xâm nhập vào thị trường trong cũng như ngoài nước.
    Vì vậy nhóm chúng em lựa chọn dự án kinh doanh “Phân phối trái cây miền Tây” nhằm mục đích mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao khả năng cạnh tranh với các nhà phân phối lớn trên thị trường. Đồng thời, cung cấp cho người tiêu dùng trái cây tươi ngon và đảm bảo chất lượng.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    LỜI CẢM ƠN 2
    MỤC LỤC 3
    NỘI DUNG 4
    I. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 4
    I.1 Phân tích nhu cầu thị trường - khách hàng: 4
    I.2 Phân khúc khách hàng và thị trường trọng tâm. 6
    I.2.1 Phân khúc khách hàng. 6
    I.2.2 Thị trường trọng tâm: 7
    I.3 Phân tích thị trường cạnh tranh. 8
    I.3.1 Sản phẩm cạnh tranh. 8
    I.3.2 Doanh nghiệp cạnh tranh. 8
    1.3.4 Phân tích SWOT. 9
    II. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ (MARKETING) 10
    II.1 Thông tin tổng quan: 10
    II.2 Xác lập mục tiêu và chiến lược áp dụng: 10
    II.2.1 Đối vời thị trường dành cho sản phẩm loại 3: 10
    II.2.2 Đối với thị trường dành cho sản phẩm loại 2: 10
    II.2.3 đối vời thị trường dành cho sản phẩm loại 1: 11
    III. KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI 11
    III.1 Thông tin tổng quan: 11
    III.2 Quy trình phân phối: 12
    III.2.1 Thu mua. 12
    III.2.2 Bảo quản và đóng gói 13
    III.2.3 Vận chuyển. 14
    III.2.4 Giao hàng. 14
    IV. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 14
    IV.1 Thông tin tổng quan. 14
    IV.2 Nội dung kế hoạch. 15
    IV.2.1 Cơ cấu tổ chức nhân sự. 15
    IV.2.2 Yêu cầu đối với từng bộ phận. 16
    IV.2.3 Tiến hành tuyển dụng: 17
    V. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 19
    V.1 Thông tin tổng quan. 19
    V.2 Một kế hoạch tài chính tổng thể: 20
    VI. KẾ HOẠCH RỦI RO 21
    VI.1 Thông tin tổng quan. 21
    VI.2 Nhận dạng các rủi ro và các giải pháp khắc phục. 21
    VI.2.1 Từ phía nguồn cung: 21
    VI.2.2 Chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu: 22
    VI.2.3 Từ khâu vận chuyển. 23
    VI.2.4 Từ khâu giao hàng. 23
    VIII. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN 24
    VIII.1. Đánh giá tính khả thi của dự án. 24
    VII.2. Đánh giá triển vọng. 25
    IX. KẾ HOẠCH RÚT LUI KHỎI THỊ TRƯỜNG 26
    IX.1. Trường hợp rút lui khỏi thị trường. 26
    IX.2. Chọn lựa phương hướng giải quyết: 28
    IX.3. Các yếu tố cân nhắc trước khi rút lui 28
    IX.4. Phương án cụ thể cho chiến lược rút lui khỏi thương trường: 30

    NỘI DUNG
    -----–0—-----

    I. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNGI.1 Phân tích nhu cầu thị trường - khách hàng:Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Việt Nam có khá nhiều vùng chuyên canh cây ăn quả lớn. Trong đó, khu vực Nam Bộ được đánh giá là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả Nan Bộ rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 2 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài ), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn )Theo Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nam Bộ hiện có trên 400.000 ha cây ăn quả, cho sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm, trong khi đó diện tích cả nước đạt khoảng hơn 900 nghìn ha, sản lượng khoảng 10 triệu tấn (chiếm 52,6% diện tích và 57,41% về sản lượng so với cả nước). Trong đó, các tỉnh Tiền Giang, Đồng Nai, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp có diện tích trồng lớn nhất toàn khu vực.
    Đáng chú ý là ngày càng có nhiều nhà vườn áp dụng mô hình kĩ thuật sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam) và GlobalGAP để tạo ra những loại trái cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như: bưởi Năm Roi, thanh long Hoàng Hậu, bưởi Tân Triều, vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, sơ ri Gò Công đảm bảo những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
    Tuy nhiên, một thực trạng khá phổ biến diễn ra tại đây là người nông dân luôn bị ép giá. Trái cây thường được các thương lái thu mua với mô hình: nhà vườn – thương lái – người bán lẻ – người tiêu dùng. Chỉ một số ít nhà vườn ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hệ thống bán lẻ lớn trong nước (Saigon Co.op, Big C, Maximark, Chợ đầu mối ) nhưng việc ký kết hợp đồng bao tiêu với hệ thống bán lẻ rất khó vì khả năng cung ứng của nhà vườn có giới hạn, vì vậy hầu hết nhà vườn chấp nhận giao dịch với thương lái tại chỗ. Trong khi, với mô hình này, sản phẩm tới tay người tiêu dùng phải qua quá nhiều khâu trung gian, hệ thống lưu thông, phân phối đẩy giá lên cao gấp 2, 3 lần khiến cho tình trạng phân phối chưa hợp lý, kết quả, người tiêu dùng phải chi một mức giá khá cao để mua được sản phẩm, người nông dân vốn là những người chủ thật sự thì không được hưởng lợi nhiều từ những sản phẩm mình trồng mà thay vào đó là những thương lái, người bán lẻ.
    Trên đây là tình hình từ phía nhà cung ứng còn những người tiêu dùng thì cũng không mấy khả quan. Theo một cuộc khảo sát về nhu cầu tiêu thụ trái cây của các hộ gia đình tại TP.HCM do công ty nghiên cứu thị trường “The Pathfinder” vừa thực hiện cho kết quả: tính theo thu nhập của hộ gia đình thì chi phí mua trái cây hàng tháng của hộ có thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/tháng là khoảng 105.000 đồng; hộ có thu nhập 5 triệu
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...