Đồ Án Phần mềm quản lý thư viện

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Mai Kul, 5/12/13.

  1. Mai Kul

    Mai Kul New Member

    Bài viết:
    1,299
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Phần mềm quản lý thư viện

    MỤC LỤC​

    Chương 1 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG & XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
    1.1) KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
    a) Đăng ký chờ mượn sách:
    b) Mượn sách:
    c) Trả sách:
    d) Phát sinh báo cáo thống kê:
    1.2) YÊU CẦU CHỨC NĂNG
    1.3) YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG
    Chương 2 : PHÂN TÍCH
    2.1) MÔ HÌNH HÓA YÊU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG
    2.1.1) Lập thẻ độc giả
    2.1.2) Nhận sách mới
    2.1.3) Lập phiếu mượn
    2.1.4) Nhận trả sách
    2.1.5) Thay đổi quy định
    2.1.6) Tra cứu sách
    2.1.7) Đăng nhập
    2.1.8) Gia hạn thẻ
    2.1.9) Thống kê có bao nhiêu phiếu mượn sách trong 1 năm
    2.1.10) Thống kê những cuốn sách được mượn nhiều trong năm.
    2.1.11) Thống kê những cuốn sách ít được mượn trong năm.
    2.1.12) Thống kê danh sách những độc giả hay mượn sách
    2.1.13) Tỷ lệ những phiếu mượn trả sách quá hạn
    2.1.14) Phiếu đăng ký mượn
    2.2) SƠ ĐỒ LỚP 14
    2.2.1) SƠ ĐỒ LỚP Ở MỨC PHÂN TÍCH
    2.2.2) DANH SÁCH CÁC LỚP ĐỐI TƯỢNG
    2.2.3) MÔ TẢ TỪNG LỚP ĐỐI TƯỢNG
    Chương 3 : THIẾT KẾ
    3.1) Thiết kế dữ liệu
    3.1.1 Sơ đồ logic
    3.1.2 Danh sách các bảng dữ liệu
    3.1.3 Mô tả chi tiết từng bảng dữ liệu
    3.2) Thiết kế giao diện
    3.1.1 MH Lập thẻ độc giả
    3.1.2 MH Mượn sách
    3.1.3 MH Nhập sách
    3.3) Thiết kế xử lý : vẽ Sequence Diagram
    Chương 4 : CÀI ĐẶT & THỬ NGHIỆM
    Chương 5 : KẾT LUẬN & HƯỚNG PHÁT TRIỂN
    Chương 1 : KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG & XÁC ĐỊNH YÊU CẦU

    1.1) KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG

    Một thư viện cần quản lý việc đăng ký, mượn và trả sách của các bạn đọc thư viện. Sau đây là phần mô tả theo các nghiệp vụ hàng ngày của thư viện:
    Thủ thư gọi sách là đầu sách (dausach). Mỗi đầu sách có một ISBN để phân biệt với các đầu sách khác. Các đầu sách có cùng tựa (tuasach) sẽ có ISBN khác nhau nếu chúng được dịch ra nhiều thứ tiếng (ngonngu) khác nhau và được đóng thành bìa (bia) khác nhau. Mỗi tựa sách có một mã tựa sách để phân biệt với các tựa sách khác. (Mã số được đánh số tự động, bắt đầu từ 1, 2, 3, , ). Một đầu sách có thể có nhiều bản sao (cuonsach) ứng với đầu sách đó. Mỗi đầu sách có một trạng thái (trangthai) cho biết cuốn sách đó có thể cho mượn được hay không. Mỗi tựa sách của một tác giả (tacgia) và có một bản tóm tắt nội dung (tomtat) của sách (có thể là một câu hay vài trang). Khi bạn đọc muốn biết nội dung của cuốn sách nào, thì thủ thư sẽ xem phần tóm tắt của tựa sách đó và trả lời bạn đọc. Hoặc bạn đọc có thể tự xem tóm tắt bằng cách chọn chức năng Tra cứu sách của phần mềm.
    Để trở thành độc giả (docgia) của thư viện, thì mỗi bạn đọc phải đăng ký và cung cấp các thông tin cá nhân cũng như địa chỉ và điện thoại của mình. Thủ thư sẽ cấp cho bạn đọc một thẻ điện tử, trên đó có mã số thẻ chính là mã số bạn đọc để phân biệt các bạn đọc khác. (Mã số được đánh số tự động, bắt đầu từ 1, 2, 3, , ). Thẻ này có giá trị trong 6 tháng kể từ ngày đăng ký. Một tuần trước ngày hết hạn thẻ, thủ thư sẽ thông báo cho bạn đọc biết để đến gia hạn thêm.
    Một bạn đọc (gọi là nguoilon) có thể bảo lãnh cho những người khác nhỏ hơn 18 tuổi (gọi là treem) để cũng trở thành độc giả của thư viện. Do đó, thẻ của thiếu nhi chỉ có giá trị trong thời hạn còn hiệu lực của độc giả bảo lãnh cho thiếu nhi đó. Thủ thư cần biết thông tin về thiếu nhi như: tên, và ngày sinh. Khi thiếu nhi đó đủ 18 tuối, thì bạn đọc đó (treem) được hệ thống cập nhật thành độc giả (nguoilon).
    a) Đăng ký chờ mượn sách:
    Nếu bạn đọc muốn mượn một cuốn sách, nhưng cuốn này bạn đọc khác đang mượn, thì người này có thể đăng ký và chờ. Khi cuốn sách đó được trả về, thì thủ thư phải thông báo đến bạn đọc đăng ký trước nhất trong danh sách những bạn đọc đang chờ mượn sách đó. Thủ thư, tại một thời điểm bất kỳ, có thể xác định có bao nhiêu bảo sao (cuonsach) ứng với một đầu sách (dausach) đang được mượn hay đang đăng ký.
    b) Mượn sách:
    Một cuốn sách có thể được mượn tối đa 14 ngày. Nếu quá hạn, thì một tuần sau kể từ ngày đến hạn trả sách (ngay_hethan) mà sách vẫn chưa được trả, thủ thư sẽ gởi thông báo nhắc nhở bạn đọc đó trả sách.
    Khi mượn sách, bạn đọc đem sách đến quầy để gặp trực tiếp thủ thư. Thủ thư sử dụng máy để đọc thẻ từ và chương trình hiển thị thông tin về bạn đọc mang thẻ đó như: tên, địa chỉ, điện thoại, và ngày hết hạn thẻ. Nếu thẻ nào gần sắp hết hạn hay đã hết hạn thì chương trình cũng sẽ cảnh báo thẻ đó. Ngoài ra, chương trình còn hiển thị thông tin về việc mượn trả sách của bạn đọc bao gồm: tựa sách (tuasach), ngày trả (ngay_tra), ngày đến hạn phải trả sách (ngay_hethan) theo thứ tự sách nào mượn lâu nhất trước. Những sách nào quá hạn mượn hay gần sắp đến hạn sẽ được đánh dấu để làm nổi bật thông tin cho thủ thư biết.
    Nếu tất cả thông tin về tài khoản của bạn đọc hợp lệ, thì thủ thư sẽ cho mượn sách. Thủ thư sử dụng máy quẹt gáy sách để đọc ISBN và số thứ tự bản sao của sách đó. Chương trình sẽ xuất hiện thông tin về ISBN, tựa sách, và thông tin tác giả. Nếu cuốn sách này không thể mượn được thì chương trình sẽ hiển thị thông báo. Nếu cuốn sách này có thể cho mượn thì cho mượn và cập nhật lại trạng thái của đầu sách và cuốn sách.
    c) Trả sách:
    Khi sách được trả, thủ thư kiểm tra bằng máy đọc thông tin trên gáy sách đó. Thông tin về ISBN, tựa sách, tác giả, mã số bạn đọc, tên và ngày đến hạn trả sách xuất hiện trên màn hình.
    Sau khi độc giả trả sách thì cập nhật lại trạng thái của đầu sách và cuốn sách.
    d) Phát sinh báo cáo thống kê:
    Thủ thư thường muốn biết các thông tin như:
    1. Có bao nhiêu phiếu mượn sách thư viện trong năm qua?
    2. Những cuốn sách nào hay được mượn?
    3. Những cuốn sách nào ít được mượn ?
    (số lần mượn bao nhiêu là nhiều hay ít do thủ thư quy định.)
    4. Danh sách những độc giả hay mượn sách?
    5. Tỷ lệ những phiếu mượn trả sách quá hạn?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...