Luận Văn Phần mềm quản lý sinh viên thực tập tại bệnh viện

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG MỘT
    MỞ ĐẦU

    Hiện nay phần mềm quản lý phục vụ trong nhà trường đã được áp dụng rất rộng
    rãi trên thế giới và cả trong nước. Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta
    đều sử dụng tin học trong quản lý. Ví dụ như phần mềm quản lý sinh viên của
    trường Đại học Khoa học tự nhiên, trường Đại học Kỹ thuật, phần mềm quản lý
    điểm cho học sinh của thành phố,
    Tuy nhiên, đối với trường Đại học Y_Dược thành phố Hồ Chí Minh thì vẫn chưa
    có phần mềm chuyên biệt nào cho việc quản lý sinh viên đi thực tập ở các Bệnh
    viện. Khi sinh viên đến thực tập, các công việc quản lý, xếp lịch học, lịch thực tập
    ở Văn phòng Bộ môn tại Bệnh viện đều được thực hiện bằng tay, các thông tin
    được lưu trữ trên giấy tờ. Trong khi đó lượng sinh viên đi thực tập trong một học
    kỳ thường rất đông, có thể là vài trăm sinh viên cùng thực tập tại một Văn phòng
    Bộ môn. Do đó, lượng thông tin lưu trữ sẽ là rất lớn, khó khăn trong việc tra cứu
    thông tin là điều tất yếu. Chính vì vậy sai sót trong công việc là điều khó tránh
    khỏi.
    Vì thế, chúng em quyết định chọn đề tài Quản Lý Sinh Viên Thực Tập Ở Bệnh
    viện với mong muốn có thể phần nào giúp các Văn phòng Bộ môn của trường Đại
    học Y_Dược Thành Phố Hồ Chí Minh quản lý sinh viên đi thực tập ở các Bệnh
    viện một cách có hiệu quả và chính xác hơn trong một vài công việc, cụ thể là các
    công việc sau:
    - Lưu trữ, tra cứu thông tin giáo viên, sinh viên, lớp học, bài học,
    - Phân công giáo viên giảng dạy, chủ nhiệm, các lớp thực tập ở Bệnh viện.
    - Chia nhóm, thay đổi nhóm thực tập cho sinh viên.
    - Chia lịch thực tập, lịch học, lịch trực cho sinh viên.
    - Báo cáo kết quả thực tập về trường.
    Chương trình được viết bằng Ngôn ngữ lập trình C#. Sỡ dĩ chúng em chọn ngôn
    ngữ lập trình này là vì:
    - Ngôn ngữ lập trình này thể hiện rõ mô hình 3 lớp, mô hình hướng đối tượng.
    - Đây là Ngôn ngữ lập trình mới, rất cần thiết đối với các lập trình viên.
    Với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Tiến Huy, chúng em đã cố gắng nỗ lực để xây
    dựng một chương trình quản lý tốt, giúp trường Đại học y dược có thể làm việc
    nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên luận văn này cũng còn nhiều sai sót
    không thể tránh khỏi, chúng em mong thầy cô và bạn bè sẽ đóng góp ý kiến để
    luận văn được hoàn chỉnh hơn.
    Tổ chức luận văn: Nội dung của luận văn được chia thành các chương như sau
    Chương một: Mở đầu
    Chương hai: Hiện trạng và yêu cầu
    Trình bày về hiện trạng của thế giới thực và phác thảo lại các yêu cầu đặt ra
    của đề tài.
    Chương ba: Phân tích và mô hình hóa yêu cầu
    Mô tả lại thế giới thực một cách trực quan, xác định rõ trách nhiệm của
    người sử dụng, trách nhiệm của phần mềm thông qua 2 dạng sơ đồ là sơ đồ
    sử dụng và sơ đồ lớp.
    Chương bốn: Thiết kế phần mềm
    Kiến trúc của phần mềm thông qua hai cách thiết kế: thiết kế tổng thể và
    thiết kế chi tiết.
    Chương năm: Thực hiện phần mềm và kiểm tra
    Chương sáu: Tổng kết
    Các kết quả đạt được và hướng Phát triển của đề tài.
    Chương bảy: Phụ lục

    MỤC LỤC
    CHƯƠNG MỘT: MỞ ĐẦU . 6
    CHƯƠNG HAI: HIỆN TRẠNG VÀ YÊU CẦU .
    . 8
    2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG . 9
    2.1.1 Tóm tắt hiện trạng về mặt nghiệp vụ . 9
    2.1.2 Một số phần mềm liên quan đến đề tài 14
    2.2 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU . 14
    2.2.1 Yêu cầu nghiệp vụ .14
    2.2.2 Tính tiện dụng .24
    CHƯƠNG BA: PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH HÓA YÊU CẦU . 33
    3.1 SƠ ĐỒ SỬ DỤNG .34
    3.1.1 Sơ đồ tổng thể . .34
    3.1.2 Sơ đồ chi tiết 35
    3.2 SƠ ĐỒ LỚP . 43
    CHƯƠNG BỐN: THIẾT KẾ PHẦN MỀM . 49
    4.1 THIẾT KẾ TỔNG THỂ . .50
    4.1.1 Thành phần xử lý 50
    4.1.2 Tổ chức lưu dữ liệu .68
    4.2 THIẾT KẾ CHI TIẾT 75
    4.2.1 Các màn hình 75
    4.2.2 Các lớp xử lý chính . 122
    CHƯƠNG NĂM: THỰC HIỆN VÀ KIỂM TRA PHẦN MỀM 130
    5.1 THỰC HIỆN .1 31
    5.2 KIỂM TRA . 132
    CHƯƠNG SÁU: TỔNG KẾT . . 133
    6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 134
    6.2 HƯỚNG PHÁT TRIỂN . . 134
    CHƯƠNG BẢY: PHỤ LỤC . 136
    CHƯƠNG TÁM: TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...